tailieunhanh - Phát triển nguồn nhân lực từ góc nhìn về giáo dục, lao động và việc làm ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển nông nghiệp, kinh tế biển, du lịch và thương mại quốc tế. Nhưng sự phát triển trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu đó là do hạn chế trong chất lượng nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực thấp đang là rào cản cho sự phát triển kinh tế - xã hội thì ở ĐBSCLlà một trường hợp điển hình cho cả nước. Chính vì vậy, nếu phát triển nguồn nhân lực được coi là khâu đột phá để thúc đẩy sự phát triển của vùng thì đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết tốt vấn đề lao động và việc làm chủ yếu là giải pháp ưu tiên trong chiến lược phát triển của vùng. | Phát triển nguồn nhân lực từ góc nhìn về giáo dục, lao động và việc làm ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG KỶ YẾU HỘI THẢO TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỪ GÓC NHÌN VỀ GIÁO DỤC, LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Nguyễn Văn Tiệp Đ ồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển nông nghiệp, kinh tế biển, du lịch và thương mại quốc tế. Nhưng sự phát triển trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu đó là do hạn chế trong chất lượng nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực thấp đang là rào cản cho sự phát triển kinh tế - xã hội thì ở ĐBSCLlà một trường hợp điển hình cho cả nước. Chính vì vậy, nếu phát triển nguồn nhân lực được coi là khâu đột phá để thúc đẩy sự phát triển của vùng thì đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết tốt vấn đề lao động và việc làm chủ yếu là giải pháp ưu tiên trong chiến lược phát triển của vùng. 1. Thực trạng giáo dục qua phân tích tài liệu thống kê Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 phản ánh một bức tranh khả quan về giáo dục của Việt Nam. Năm 2009 tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết là 93,5%. Trong nhóm dân số từ 5 tuổi trở lên, có 24,7% đang đi học, 70,2% đã thôi học và chỉ có 5,1% chưa bao giờ đến trường. Việt Nam đang đi đúng hướng trong tiến trình phấn đấu cho các Mục tiêu thiên niên kỷ và những thành tựu đạt được trên hai khía cạnh: phổ cập giáo dục tiểu học và bình đẳng giới đáng khích lệ. Số liệu cho thấy, có sự khác biệt giữa các vùng kinh tế-xã hội về tình trạng biết đọc, biết viết và các chỉ số cơ bản khác. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng tiến bộ hơn so với các vùng khác còn lại. Giữa các vùng kinh tế-xã hội và thành thị/nông thôn vẫn còn khoảng cách khá lớn giữa nam và nữ. Đặc biệt, các tỉnh ĐBSCL tỉ lệ dân số bỏ học trong độ tuổi từ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.