tailieunhanh - Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Lê Lợi

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Lê Lợi để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới đồng thời giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi. | Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Lê Lợi Đề cương HK1 Hóa học 8 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: HOÁ HỌC 8 ­ NĂM HỌC: 2018 ­ 2019 I. LÝ THUYẾT: Câu 1: Nêu khái niệm đơn chất, hợp chất, nguyên tử, phân tử, nguyên tố hóa học. Câu 2: Cho ví dụ về công thức hóa học. Nêu ý nghĩa của công thức hóa học. Câu 3: Phát biểu quy tắc hóa trị. Viết biểu thức rút ra theo quy tắc hóa trị. Câu 4: Phản ứng hóa học (khái niệm, diễn biến, điều kiện, dấu hiệu) Câu 5: Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng. Viết công thức tổng quát cho định luật. Câu 6: Nêu khái niệm Mol, khối lượng mol và thể tích mol của chất khí Câu 7: So sánh hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học. II. BÀI TẬP: Dạng 1: Hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học Bài 1: Các hiện tượng sau đây là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học 1. Sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh 2. Hoà tan muối ăn vào nước ta được dung dịch muối ăn. 3. Hòa tan một ít bột NaHCO3 vào nước chanh hoặc giấm thấy có sủi bọt khí 4. Dây tóc trong bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dòng điện đi qua 5. Nước bị đóng băng hai cực Trái đất 6. Về mùa hè thức ăn thường bị thiu 7. Các quả bóng bay lên trời rồi nổ tung 8. Tẩy vải màu xanh thành màu trắng. Dạng 2: Chất, nguyên tử, phân tử Bài 2: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt dưới nguyên tử (proton, notron, electron) là 28, trong đó số hạt không mang điện là 10. Tính số p và số e trong nguyên tử. Bài 3: Phân loại đơn chất, hợp chất và tính phân tử khối của các chất sau: khí hidro, nước , đường saccarozo (C12H22O11 ), nhôm oxit (Al2O3), đá vôi (CaCO3), khí cacbonic (CO2), muối ăn (NaCl), kim loại đồng, bột lưu huỳnh, khí clo. Dạng 3: Hóa trị Bài 4: a. Tính hóa trị của nguyên tố N, Fe lần lượt có trong các hợp chất NH3, Fe2(S04)3 b. Xác định nhanh hóa trị: H2S, SO2 ; SO3; Fe(NO3)3; Ca(HCO3)2 Bài 5: a. Lập công thức hoá học của các hợp chất tạo bởi: Mg (II)và S .