tailieunhanh - Xác định tiềm năng thực hiện nông lâm kết hợp tại Tây Bắc Việt Nam

Canh tác hoa màu hàng năm là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho người dân sống tại vùng cao ở Tây Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, việc canh tác hoa màu cũng gây xói mòn nghiêm trọng trên đất dốc với diện tích rất lớn tại khu vực này. Cải tiến hệ thống canh tác bằng cách đưa các hệ thống nông lâm kết hợp (NLKH) vào những khu vực đất bị thoái hóa này có tiềm năng mang lại sinh kế cao hơn và sức chống chịu tốt hơn cho người dân. Để ước tính diện tích đất canh tác thực tế trên đất dốc từ các nguồn bản đồ có sẵn là khá khó khăn vì diện tích canh tác hoa màu ở bản đồ hiện trạng sử dụng đất không phản ánh đúng thực tế canh tác của người dân. Nghiên cứu này nhằm xác định bản đồ đất canh tác hoa màu trên đất dốc và các khu vực tiềm năng cho các phương án nông lâm kết hợp thay thế độc canh hoa màu trên đất dốc dựa trên các yếu tố lý sinh và ưu tiên của người dân bản địa. Các cơ hội cho NLKH và những hạn chế cũng được thảo luận trong điều kiện văn hóa và dân tộc khác nhau. | Xác định tiềm năng thực hiện nông lâm kết hợp tại Tây Bắc Việt Nam Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững Xác định tiềm năng thực hiện nông lâm kết hợp tại Tây Bắc Việt Nam Nguyễn Mai Phương1,2, Tim Pagella2, Tor-Gunnan Vagen3, Delia Catacutan1, Fergus Sinclair2,3 Cơ quan 1 Trung tâm Nông lâm Thế giới, Văn phòng Hà Nội, Việt Nam. 2 Đại học Bangor, UK. HỘI THẢO VỀ PHÁT TRIỂN TÂY BẮC 3 Trung tâmtâm Nông lâm Thếgiới, Nairobi, Kenya. Tác giả đại diện Từ khóa Ảnh Landsat, viễn thám, đất trồng cây hàng năm, bản đồ thích nghi, nông lâm kết hợp, ưu tiên của người dân Giới thiệu 116 Canh tác hoa màu hàng năm là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho người dân sống tại vùng cao ở Tây Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, việc canh tác hoa màu cũng gây xói mòn nghiêm trọng trên đất dốc với diện tích rất lớn tại khu vực này. Cải tiến hệ thống canh tác bằng cách đưa các hệ thống nông lâm kết hợp (NLKH) vào những khu vực đất bị thoái hóa này có tiềm năng mang lại sinh kế cao hơn và sức chống chịu tốt hơn cho người dân. Để ước tính diện tích đất canh tác thực tế trên đất dốc từ các nguồn bản đồ có sẵn là khá khó khăn vì diện tích canh tác hoa màu ở bản đồ hiện trạng sử dụng đất không phản ánh đúng thực tế canh tác của người dân. Nghiên cứu này nhằm xác định bản đồ đất canh tác hoa màu trên đất dốc và các khu vực tiềm năng cho các phương án nông lâm kết hợp thay thế độc canh hoa màu trên đất dốc dựa trên các yếu tố lý sinh và ưu tiên của người dân bản địa. Các cơ hội cho NLKH và những hạn chế cũng được thảo luận trong điều kiện văn hóa và dân tộc khác nhau. Phương pháp tiếp cận Nghiên cứu này sử dụng ảnh vệ tinh Landsat 8, các điểm GPS thực địa và thuật toán phân loại Random Forest nhằm xác định bản đồ canh tác cây hàng năm (chủ yếu là ngô) trên đất dốc tại 7 huyện thuộc tỉnh Điện Biên, Sơn La, Yên Bái. Bản đồ thích nghi được thành lập dựa trên các yếu tố lý sinh của các loại cây