tailieunhanh - Khoảng trống trong GAPs: Một số bài học chính cho việc áp dụng và chính sách
Chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt (GAPs), với nhãn hiệu chất lượng là một thành tố chính trong chính sách người tiêu dùng hiện đại trong hệ thống thị trường thực phẩm nông nghiệp phát triển (Jahn và cộng sự, 2005). Tại các nước đang phát triển, nơi thị trường phi chính thức vẫn chiếm ưu thế với các cửa hàng thực phẩm, việc hình thành hệ thống chứng nhận GAP có uy tín đang tạo ra những thách thức về thể chế và chính sách. Kinh nghiệm trước đây của GAP tại các nước đang phát triển đã cho thấy kết quả nhiều chiều nhưng chủ yếu trong trồng trọt (UNCTAD 2007; Schreinemachers và cộng sự, 2012; Ha và cộng sự, 2014; Montano và cộng sự, 2016). | Khoảng trống trong GAPs: Một số bài học chính cho việc áp dụng và chính sách Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững Khoảng trống trong GAPs: Một số bài học chính cho việc áp dụng và chính sách Ma. Lucila A. Lapar1, Nguyễn Thị Dương Nga2, Nguyễn Thị Thịnh1, Nguyễn Thị Thu Huyền2, Phạm Văn Hưng2, Fred Unger1, Delia Grace3 Cơ quan 1 Viện nghiên cứu chăn nuôi quốc tế, văn phòng đại diện khu vực Đông Á và Đông Nam Á, Hà Nội, Việt Nam 2 Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam 3 Viện nghiên cứu chăn nuôi quốc tế, Nairobi, Kenya NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN Tác giả đại diện Từ khóa Thực hành nông nghiệp tốt, áp dụng, lợn Giới thiệu Chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt (GAPs), với nhãn hiệu chất lượng là một thành tố chính trong chính sách người tiêu dùng hiện đại trong 101 hệ thống thị trường thực phẩm nông nghiệp phát triển (Jahn và cộng sự, 2005). Tại các nước đang phát triển, nơi thị trường phi chính thức vẫn chiếm ưu thế với các cửa hàng thực phẩm, việc hình thành hệ thống chứng nhận GAP có uy tín đang tạo ra những thách thức về thể chế và chính sách. Kinh nghiệm trước đây của GAP tại các nước đang phát triển đã cho thấy kết quả nhiều chiều nhưng chủ yếu trong trồng trọt (UNCTAD 2007; Schreinemachers và cộng sự, 2012; Ha và cộng sự, 2014; Monta- no và cộng sự, 2016). Ở Việt nam, trong ngành chăn nuôi, VietGAHP1 đã được nhân rộng thông qua dự án phát triển (LISAP)2. Các câu hỏi chính sách quan trọng vẫn còn bỏ ngỏ. Liệu GAPs như VietGAHP có hiệu quả không? Liệu có đủ các động lực để thúc đẩy việc áp dụng và tuân thủ không? Liệu các biện pháp khuyến khích này có thể được chuyển giao và nhân rộng không? Chúng tôi nghiên cứu việc áp dụng VietGAHP và đánh 1 (Thực hành chăn nuôi gia súc tốt), banh hành bởi Quyết định 1506 /QĐ-BNN-KHCN ngày 15 tháng 5 năm 2008. Hướng dẫn sửa đổi dựa trên bản VietGAHP gốc nhưng hướng tới mục tiêu chăn nuôi heo tại hộ gia đình đã được ban hành vào năm 2011 .
đang nạp các trang xem trước