tailieunhanh - Vai trò của rau được chứng nhận chất lượng trong sự phát triển bền vững của các cộng đồng nông dân tại Mộc Châu

Mỗi năm thị trường Hà Nội tiêu thụ khoảng một triệu tấn rau xanh. Khối lượng này vượt xa khả năng sản xuất và cung ứng của các vùng trồng rau tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đặc biệt, vào mùa hè, do nắng nóng, ở các vùng đồng bằng không thể sản xuất các chủng loại rau ôn đới, nên việc thiếu hụt rau xanh cho thị trường Hà Nội càng lớn. Điều này tạo cơ hội cho các loại rau kém chất lượng, không rõ nguồn gốc chiếm lĩnh thị trường và làm gia tăng các vấn đề về an toàn, vệ sinh thực phẩm ở thủ đô Hà Nội. Trong khi đó, khu vực Mộc Châu của tỉnh Sơn La có khí hậu ôn hòa, thích hợp để sản xuất các loại rau ôn đới, cả trong mùa hè. Việc vận chuyển rau từ Môc Châu về Hà Nội cũng khá thuận lợi. Từ năm 2011, nhằm giúp nông dân cải thiện thu nhập, sinh kế và đời sống, các dự án AGB/2009/053 và AGB/2014/035 do ACIAR tài trợ đã hỗ trợ họ tận dụng lợi thế về đất đai, khí hậu, vị trí địa lý của khu vực để sản xuất và tiêu thụ rau rau an toàn, rau VietGAP về thị trường Hà Nội. | Vai trò của rau được chứng nhận chất lượng trong sự phát triển bền vững của các cộng đồng nông dân tại Mộc Châu Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người Vai trò của rau được chứng nhận chất lượng trong sự phát triển bền vững của các cộng đồng nông dân tại Mộc Châu Bùi Thị Hằng1, Bùi Văn Tùng1, Vũ Thị Phương Thanh2, Vũ Văn Đoàn3 Đơn vị công tác 1 Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI) 2 Công ty Fresh Studio Việt Nam (FS) 3 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp (CASRAD) Tác giả đại diện buihanghoabinh@ NÚI CƠ HỘI CHO PHÁT TRIỂN Từ khóa Sinh kế, Mộc Châu, VietGAP, An toàn thực phẩm Đặt vấn đề Mỗi năm thị trường Hà Nội tiêu thụ khoảng một triệu tấn rau xanh. Khối lượng này vượt xa khả năng sản xuất và cung ứng của các vùng trồng rau tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đặc biệt, vào mùa hè, do nắng nóng, ở các vùng đồng bằng không thể sản xuất các chủng loại rau ôn đới, nên việc thiếu hụt rau xanh cho thị trường Hà Nội càng lớn. Điều này tạo cơ hội cho các loại rau kém chất lượng, không rõ nguồn gốc chiếm lĩnh thị trường và 203 làm gia tăng các vấn đề về an toàn, vệ sinh thực phẩm ở thủ đô Hà Nội [1]. Trong khi đó, khu vực Mộc Châu của tỉnh Sơn La có khí hậu ôn hòa, thích hợp để sản xuất các loại rau ôn đới, cả trong mùa hè. Việc vận chuyển rau từ Môc Châu về Hà Nội cũng khá thuận lợi. Từ năm 2011, nhằm giúp nông dân cải thiện thu nhập, sinh kế và đời sống, các dự án AGB/2009/053 và AGB/2014/035 do ACIAR tài trợ đã hỗ trợ họ tận dụng lợi thế về đất đai, khí hậu, vị trí địa lý của khu vực để sản xuất và tiêu thụ rau rau an toàn, rau VietGAP về thị trường Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu Dự án bắt đầu với một nghiên cứu xác định cơ hội thị trường cho rau Mộc Châu ở Hà Nội và xác định các bên liên quan, những tác nhân tiềm năng của chuỗi cung ứng, cũng như để tìm hiểu những yêu cầu cụ thể của người tiêu dùng Hà Nội. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN