tailieunhanh - Luận văn tốt nghiệp: Chấm dứt hợp đồng lao động

Nội dung của luận văn nghiên cứu quy định chấm dứt hợp đồng lao động và thực tiễn áp dụng pháp luật là để làm sáng tỏ sự phù hợp và tầm quan trọng của chế định trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay cũng như trong việc thiết lập, duy trì và chấm dứt quan hệ lao động. | Luận văn tốt nghiệp: Chấm dứt hợp đồng lao động Pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hợp đồng lao động là một dạng hợp đồng đặc biệt nó không giống với các loại hợp đồng khác nó không vì mục đích kinh doanh kiếm lãi như hợp đồng thương mại hay nó có quan hệ nhân thân tài sản như hợp đồng dân sự, mà mối quan hệ chủ yếu của nó là giữa chủ và thợ hay nói các khác là mối quan hệ lao động giữa người làm công và được trả lương. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội được phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động, mối quan hệ này được thiết lập dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thiện chí, bình đẳng, hợp tác, thỏa thuận dưới dạng hợp đồng lao động và tôn trọng quyền và lợi ích của nhau. Do đó nó phát sinh quyền và nghĩa vụ của mỗi bên bị ràng buộc khi tham gia hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động là cơ sở pháp lý ràng buộc người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đúng giao kết đã thỏa thuận, nên hợp đồng lao động được xem là một biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động. Do đó pháp luật lao động hiện hành đã đưa ra những quy định yêu cầu các bên tham gia giao kết hợp đồng lao động, đồng thời cũng cho phép các bên được quyền chấm dứt hợp đồng lao động nhằm hạn chế những thiệt hại có xảy ra đối với các bên. Hợp đồng lao động được ghi nhận trong Sắc lệnh 29/SL năm 1947 của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là “khế ước làm công” vì vậy khi bãi bỏ khế ước chính là chấm dứt hợp lao động lao động ngày nay, nên khi chấm dứt hợp đồng lao động dẫn đến những hệ quả rất lớn về mặt kinh tế xã hội vì thế, để đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi một trong hai bên không còn muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động do ý chí của họ nên đòi hỏi pháp luật phải có quy định chặt chẽ, cụ thể để khi chấm dứt hợp đồng là chấm dứt về .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN