tailieunhanh - Ảnh hưởng của nano bạc lên khả năng cảm ứng mô sẹo và tái sinh chồi từ mẫu lá cây dâu tây (Fragaria X Ananassa) nuôi cấy in vitro
Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của nano bạc lên khả năng cảm ứng hình thành mô sẹo và tái sinh chồi từ mẫu lá ex vitro thông qua khử trùng cũng như sinh trưởng, phát triển của chồi dâu tây khi bổ sung trực tiếp vào môi trường nuôi cấy được khảo sát. Các mẫu lá khử trùng trong nano bạc ở nồng độ, thời gian khác nhau được so sánh với mẫu đối chứng khử trùng trong HgCl2, Ca(ClO2). Tất cả các mẫu lá này được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 1 mg/L TDZ, 0,1 mg/L IBA, 30 g/L sucrose và 8,5 g/L agar thu được như sau: nghiệm thức cho tỷ lệ nhiễm thấp nhất (22,22 %) khi được khử trùng ở nồng độ 0,5 g/L nano bạc trong 20 phút; tỷ lệ tái sinh chồi (64,44 %), số chồi/mẫu (21 chồi) và số chồi cao trên 1,5 cm (6,66 chồi) đạt cao nhất ở nồng độ 0,2 g/L nano bạc trong 20 phút. Các chồi này được tiếp tục nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 0,02 mg/L NAA cho chiều cao cây (6,75 cm), chiều dài rễ (5,13 cm), khối lượng tươi (0,71 g) cao nhất ở nghiệm thức bổ sung 1 mg/L nano bạc; số rễ (6,33 rễ) nhiều nhất ở nghiệm thức bổ sung 2 mg/L nano bạc; khối lượng khô (80,61 mg) và giá trị SPAD (34,49) đạt cao nhất ở nghiệm thức bổ sung 1 mg/L nano bạc. | Ảnh hưởng của nano bạc lên khả năng cảm ứng mô sẹo và tái sinh chồi từ mẫu lá cây dâu tây (Fragaria X Ananassa) nuôi cấy in vitro Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa họ c Tự nhiên; ISSN 1859–1388 Tập 127, Số 1C, 2018, Tr. 61–70; DOI: ẢNH HƯỞNG CỦA NANO BẠC LÊN KHẢ NĂNG CẢM ỨNG MÔ SẸO VÀ TÁI SINH CHỒI TỪ MẪU LÁ CÂY DÂU TÂY (FRAGARIA X ANANASSA) NUÔI CẤY IN VITRO Đỗ Mạnh Cường1,2, Trương Thị Bích Phượng2, Dương Tấn Nhựt1,* 1Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 116 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt nam 2Trường Đại học Khoa học, Đại Học Huế, 77 Nguyễn Huệ, Huế, Việt Nam Tóm tắt. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của nano bạc lên khả năng cảm ứng hình thành mô sẹo và tái sinh chồi từ mẫu lá ex vitro thông qua khử trùng cũng như sinh trưởng, phát triển của chồi dâu tây khi bổ sung trực tiếp vào môi trường nuôi cấy được khảo sát. Các mẫu lá khử trùng trong nano bạc ở nồng độ, thời gian khác nhau được so sánh với mẫu đối chứng khử trùng trong HgCl2, Ca(ClO2). Tất cả các mẫu lá này được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 1 mg/L TDZ, 0,1 mg/L IBA, 30 g/L sucrose và 8,5 g/L agar thu được như sau: nghiệm thức cho tỷ lệ nhiễm thấp nhất (22,22 %) khi được khử trùng ở nồng độ 0,5 g/L nano bạc trong 20 phút; tỷ lệ tái sinh chồi (64,44 %), số chồi/mẫu (21 chồi) và số chồi cao trên 1,5 cm (6,66 chồi) đạt cao nhất ở nồng độ 0,2 g/L nano bạc trong 20 phút. Các chồi này được tiếp tục nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 0,02 mg/L NAA cho chiều cao cây (6,75 cm), chiều dài rễ (5,13 cm), khối lượng tươi (0,71 g) cao nhất ở nghiệm thức bổ sung 1 mg/L nano bạc; số rễ (6,33 rễ) nhiều nhất ở nghiệm thức bổ sung 2 mg/L nano bạc; khối lượng khô (80,61 mg) và giá trị SPAD (34,49) đạt cao nhất ở nghiệm thức bổ sung 1 mg/L nano bạc. Từ khoá: dâu tây, in vitro, khử trùng, nano bạc, tái sinh chồi 1 Mở đầu Dâu tây (Fragaria x ananassa)
đang nạp các trang xem trước