tailieunhanh - Vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)

Tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động trải nghiệm có vai trò quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi. Việc tạo điều kiện tối đa để trẻ được “học” bằng cách sử dụng toàn bộ các giác quan, tác động trực tiếp tới đối tượng trong nhiều không gian khác nhau giúp trẻ khắc sâu kiến thức, nâng cao khả năng nhận thức, phát triển phẩm chất và năng lực. | Vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 32/2019 67 VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN (5 - 6 TUỔI) Lê Thị Hương, Nguyễn Thị Ánh Tuyết Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động trải nghiệm có vai trò quan trọng trong sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi. Việc tạo điều kiện tối đa để trẻ được “học” bằng cách sử dụng toàn bộ các giác quan, tác động trực tiếp tới đối tượng trong nhiều không gian khác nhau giúp trẻ khắc sâu kiến thức, nâng cao khả năng nhận thức, phát triển phẩm chất và năng lực. Khi trẻ hoạt động, trẻ có nhiều cơ hội để sử dụng ngôn ngữ. Trẻ dùng lời để diễn đạt những nhận xét, đánh giá, nêu ý tưởng, cảm xúc của mình cho người khác hiểu, đó là tiền đề để ngôn ngữ mạch lạc phát triển. Từ khóa: Hoạt động trải nghiệm, ngôn ngữ, trẻ mẫu giáo lớn. Nhận bài ngày , gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả: Lê Thị Hương; Email: lthuong@ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là công cụ của tư duy, công cụ để biểu đạt nhận thức ra bên ngoài. Một đứa trẻ có vốn từ phong phú và khả năng sử dụng ngôn ngữ lưu loát thì thông thường sẽ rất tích cực và chủ động trong việc tương tác với môi trường bên ngoài, môi trường xã hội và thông qua đó trẻ có điều kiện nhiều hơn trong việc chia sẻ các ý tưởng, mạnh dạn hơn trong việc bộc lộ năng lực của bản thân. Người có năng lực ngôn ngữ tốt sẽ có cơ hội thành công nhiều hơn so với người có khả năng sử dụng ngôn ngữ kém. Việc chậm phát triển kỹ năng ngôn ngữ có thể ảnh hưởng không tốt đến trẻ cũng như thiếu hụt khả năng truyền tải thông tin sau này. Vì vậy phát triển ngôn ngữ rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là đối với trẻ 5-6 tuổi, chuẩn bị bước vào lớp 1, lúc này ngôn ngữ đã trở thành .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.