tailieunhanh - Các vấn đề về cải cách hành chính ở Việt Nam

Cải cách hành chính là một công việc quan trọng, trên thế giới hiện nay không có nước nào là không tiến hành nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước. Nhưng đồng thời đây cũng là một công việc vô cùng khó khăn và phức tạp. | Các vấn đề về cải cách hành chính ở Việt Nam Các vấn đề về cải cách hành chính ở Việt Nam MỤC LỤC Lời nói đầu 2 Nội dung I. Khái niệm về hành chính và cải cách hành chính 3 II. Nguyên nhân cải cách hành chính ở Việt Nam 4 III. Các nhận thức và quan điểm về cải cách hành chính ở Việt Nam 5 Nhận thức về cải cách hành chính 5 Về phương diện quyền lực Nhà nước 5 Về phương diện kinh tế 6 Về phương diện xã hội 7 Quan điểm về cải cách hành chính ở Việt Nam 7 IV. Nội dung cải cách hành chính ở Việt Nam 8 Cải cách thể chế 8 Cải cách bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương 10 Đổi mới, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức 11 Cải cách tài chính công 13 Kết luận 15 1 Các vấn đề về cải cách hành chính ở Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU Cải cách hành chính là một công việc quan trọng, trên thế giới hiện nay không có nước nào là không tiến hành nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước. Nhưng đồng thời đây cũng là một công việc vô cùng khó khăn và phức tạp. Cơ quan hành chính Nhà nước Việt Nam trong thời gian trước đây đã chứng tỏ là kém hiệu lực. Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều tầng nhiều nấc, với những chồng chéo, mắt xích trung gian không cần thiết; sự phân định chức năng nhiệm vụ quyền hạn giữa các cơ quan tổ chức và cán bộ Nhà nước không rõ ràng, có nhiều mâu thuẫn; hoạt động quản lý trì trệ, quy trình ra quyết định chậm chạp, kém hiệu quả. Bên cạnh đó, quyết định quản lý ban hành nhiều nhưng không được thực hiện nghiêm chỉnh, chất lượng các viên chức, công chức giảm sút, việc sắp xếp cán bộ nhiều khi tuỳ tiện. Các nguyên tắc quản lý Nhà nước chưa được nhận thức và áp dụng đúng đắn, vừa tồn tại bệnh tập trung quan liêu, vừa có nhiều biểu hiện tư do, tuỳ tiện, vô chính phủ Tất cả các hiện tượng trên đây đã được các cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước nhắc đến nhiều lần. Thực tiễn yêu cầu bộ máy Nhà nước cần sự ổn định để bảo đảm quản lý Nhà nước không bị gián .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN