tailieunhanh - Đặc sắc ngôn ngữ nghệ thuật Nguyễn Tuân qua tùy bút Người lái đò sông Đà
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tìm hiểu đặc sắc ngôn từ nghệ thuật trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân - một nhà văn đã quá quen thuộc với bạn đọc và có tác phẩm được lựa chọn giảng dạy trong chương trình mới. | Đặc sắc ngôn ngữ nghệ thuật Nguyễn Tuân qua tùy bút Người lái đò sông Đà 18 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẶC SẮC NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NGUYỄN TUÂN QUA TÙY BÚT NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ Trần Thị Kim Chi Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Chương trình môn Ngữ văn nói riêng và giáo dục phổ thông mới nói chung yêu cầu sự liên kết giữa các môn học. Phương pháp dạy học liên môn nên được áp dụng rộng rãi. Người dạy phải linh hoạt vận dụng nhiều biện pháp, thao tác, kỹ năng để giảng dạy tốt hơn, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh thông qua từng môn học, bài học. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tìm hiểu đặc sắc ngôn từ nghệ thuật trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân - một nhà văn đã quá quen thuộc với bạn đọc và có tác phẩm được lựa chọn giảng dạy trong chương trình mới. Từ khóa: tính tạo hình biểu cảm, liên thông tri thức, tùy bút, Nguyễn Tuân, Người lái đò sông Đà Nhận bài ngày ; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả: Trần Thị Kim Chi; Email: ttkchi@ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Liên thông tri thức là thao tác quan trọng nhất của phương pháp dạy học liên môn. Cách dạy học tích hợp, liên môn trong dạy đọc hiểu một văn bản nghệ thuật thực chất là sự vận dụng những nội dung và phương pháp của các lĩnh vực, các môn học có liên quan nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong hoạt động dạy và học ở nhà trường phổ thông. Về bản chất, liên thông tri thức chính là hạt nhân của tích hợp, là nội dung quan trọng trong việc đổi mới sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy trong nhà trường hiện nay. Trong trường phổ thông, Ngữ văn là môn học có sự liên thông tri thức đa dạng nhất: từ sự hợp lực của ba phân môn (Văn học - Tiếng Việt - Tập làm văn) tới tích hợp kiến thức của các môn học khác (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.); từ kiến thức trong cuộc sống xã hội tới các tri thức kỹ năng, phương pháp giảng dạy, kinh nghiệm của thực tiễn. Tác phẩm của Nguyễn
đang nạp các trang xem trước