tailieunhanh - Tiếp nhận văn học nước ngoài ở Việt Nam từ góc nhìn lịch sử văn hóa – diễn trình và xu thế
Bài viết này đưa ra vài phác thảo về diễn trình và xu thế tiếp nhận văn học nước ngoài ở Việt Nam từ trước đến nay dưới góc nhìn lịch sử văn hóa. | Tiếp nhận văn học nước ngoài ở Việt Nam từ góc nhìn lịch sử văn hóa – diễn trình và xu thế TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 33/2019 27 TIẾP NHẬN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN LỊCH SỬ VĂN HÓA – DIỄN TRÌNH VÀ XU THẾ Vũ Công Hảo Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Nằm ở vị trí địa chính trị, địa văn hóa đặc biệt, Việt Nam vốn tự hào vì có nền văn học dân gian hết sức phong phú, đặc sắc, có sức sống tiềm tàng; song không tránh khỏi chịu tác động, ảnh hưởng bởi các nền văn hóa, văn học nước ngoài khác. Tiếp nhận văn học nước ngoài, do đó, vừa là quy luật, vừa là con đường tất yếu để hoàn thiện và phát triển văn học dân tộc. Bài viết này đưa ra vài phác thảo về diễn trình và xu thế tiếp nhận văn học nước ngoài ở Việt Nam từ trước đến nay dưới góc nhìn lịch sử văn hóa. Từ khóa: Tiếp nhận văn học, diễn trình, xu thế Nhận bài ngày ; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả: Vũ Công Hảo; Email: vchao@ 1. MỞ ĐẦU Văn học là một bộ phận cấu thành của văn hóa, nên tiếp nhận văn học của một quốc gia nào, bất kể dưới hình thức và mức độ nào, cũng là tiếp nhận nền văn hóa của dân tộc ấy. Tác động qua lại giữa các nền văn hóa là tự nhiên, nhất là với các nước trong cùng một khu vực, cùng chịu ảnh hưởng, đôi khi bị áp đặt bởi một trong số các nền văn hóa lớn giữ vị trí thống trị trong khu vực hay thế giới. Khi nghiên cứu các hiện tượng văn học trong quá khứ, nhà nghiên cứu văn học Xô viết (1895-1975) đã nhấn mạnh: “Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa. Không thể hiểu nó ngoài cái mạch (kontekst) nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một thời đại trong đó nó tồn tại. Không được tách nó khỏi các bộ phận khác của văn hóa, cũng như không được, như người ta vẫn làm, là trực tiếp gắn nó với các nhân tố xã hội, kinh tế vượt qua đầu văn hóa” [1, ]. Song ông cũng chỉ ra rằng: “Nếu như không thể nghiên cứu văn học tách rời nền văn hóa của thời đại, .
đang nạp các trang xem trước