tailieunhanh - Cuộc vận động vì tự do dân chủ trên “La clochefêlée” và “Đông Pháp thời báo’’ giai đoạn 1923-1926

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cuộc vận động của các trí thức Tây học vì tự do dân chủ trên địa hạt báo chí công khai ở Việt Nam có bước phát triển mới. Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc vẫn là một yếu tố cơ bản trong cuộc vận động dân chủ, tự do mà các trí thức cấp tiến có vai trò dẫn đường. | Cuộc vận động vì tự do dân chủ trên “La clochefêlée” và “Đông Pháp thời báo’’ giai đoạn 1923-1926 32 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI CUỘC VẬN ĐỘNG VÌ TỰ DO DÂN CHỦ TRÊN “LA CLOCHE FÊLÉE” VÀ “ĐÔNG PHÁP THỜI BÁO’’ GIAI ĐOẠN 1923 - 1926 Nguyễn Thị Thanh Thủy Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cuộc vận động của các trí thức Tây học vì tự do dân chủ trên địa hạt báo chí công khai ở Việt Nam có bước phát triển mới. Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc vẫn là một yếu tố cơ bản trong cuộc vận động dân chủ, tự do mà các trí thức cấp tiến có vai trò dẫn đường. Sử dụng công cụ báo chí để tuyên truyền các quyền tự do dân chủ, hướng tới văn minh tiến bộ nhằm đi tới giành độc lập tự do cho dân tộc đã được phản ánh rõ nét trên hai tờ báo công khai có tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội Việt Nam những năm 1923 -1926 là “La clochefêlée” và “Đông Pháp thời báo” do Nguyễn An Ninh và Trần Huy Liệu làm chủ bút. Từ khóa: chủ nghĩa yêu nước, tự do dân chủ, báo chí công khai. Nhận bài ngày ; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày . Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thuỷ; Email: thanhthuy@. 1. MỞ ĐẦU Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, báo chí ở Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh chóng sau một thời gian được người Pháp truyền bá và sử dụng như một công cụ để tuyên truyền chính sách cai trị và văn hóa Pháp. Do chính sách báo chí riêng thực dân Pháp dành cho Nam Kỳ (xứ thuộc địa) nên nơi đây báo chí đã có vị trí tiên phong mà trung tâm là Sài Gòn. Báo chí đã tạo nên một không gian tương đối dân chủ cho sự giao lưu văn hóa và truyền bá những tư tưởng mới, là diễn đàn trao đổi các vấn đề chính trị, xã hội ở Việt Nam. Sự phát triển của báo chí tiếng Pháp và Quốc ngữ được khơi nguồn từ Nam Kỳ và lan tỏa ra cả nước đã là công cụ để tuyên truyền những trào lưu tư tưởng mới và có ảnh hưởng đến toàn xã hội. Nổi bật trong giai đoạn 1923 - 1926, khi

TỪ KHÓA LIÊN QUAN