tailieunhanh - Tăng cường sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy các môn Khoa học xã hội ở các trường đại học

Bài viết chỉ ra thực chất sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, đồng thời luận chứng một số giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ này trong việc giảng dạy các môn khoa học xã hội tại các trường đại học ở Việt Nam hiện nay. | Tăng cường sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy các môn Khoa học xã hội ở các trường đại học 70 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TĂNG CƯỜNG SỰ THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG GIẢNG DẠY CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Phạm Ngọc Thạch Trường Đại học Y Hà Nội Tóm tắt: Một trong những nguyên tắc quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả của đổi mới giáo dục và đào tạo là kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn. Nhất là, việc giảng dạy các môn khoa học xã hội ở các trường đại học ở nước ta, việc tăng cường sự thống nhất của mối quan hệ này càng trở thành yếu tố quyết định đến chất lượng giảng dạy. Bài viết chỉ ra thực chất sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, đồng thời luận chứng một số giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ này trong việc giảng dạy các môn khoa học xã hội tại các trường đại học ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: lý luận, thực tiễn, khoa học xã hội Nhận bài ngày ; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả: Phạm Ngọc Thạch; Email: phamngocthach@ 1. MỞ ĐẦU Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong giảng dạy các môn khoa học xã hội là sự kết hợp chặt chẽ giữa nội dung và phương pháp giảng dạy của giảng viên trong quá trình truyền thụ tri thức nhằm đảm bảo sự nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn trong từng nội dung giảng dạy giúp người học phát triển năng lực tư duy và năng lực thực tiễn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao sau khi ra trường. Quá trình truyền thụ tri thức các môn khoa học xã hội cần bám sát và gắn với tình hình thực tiễn xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc để minh chứng cho lý luận được trình bày. Thực tiễn và lý luận luôn có sự thống nhất trong mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng. Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc, là động lực và có vai trò quyết định lý luận. Bởi vậy, trong giảng dạy ở các trường đại học, người giảng viên cần thường xuyên cập nhật thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận. Đây chính là

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.