tailieunhanh - Định hướng bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại trường Đại học Hà Nội

Bài viết nghiên cứu thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên trường Đại học Hà Nội - từ vấn đề nhận thức, mức độ hiểu biết, sự đánh giá về các nhóm kỹ năng mềm hiện tại của sinh viên, với thực trạng đánh giá trung bình là 54% ở mức độ “chưa tốt”; từ đó đưa ra một số giải pháp giúp sinh viên học tập rèn luyện kỹ năng mềm phục vụ học tập, tự tin đáp ứng nhu cầu nhân lực mới trong cuộc cách mạng công nghiệp . | Định hướng bồi dưỡng kỹ năng mềm cho sinh viên trong cuộc cách mạng công nghiệp tại trường Đại học Hà Nội TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 30/2019 77 ĐỊNH HƯỚNG BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊNTRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI Nguyễn Thị Thủy1, Nguyễn Thị Ngọc Anh2 1 Trường Đại học Hà Nội 2 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên trường Đại học Hà Nội - từ vấn đề nhận thức, mức độ hiểu biết, sự đánh giá về các nhóm kỹ năng mềm hiện tại của sinh viên, với thực trạng đánh giá trung bình là 54% ở mức độ “chưa tốt”; từ đó đưa ra một số giải pháp giúp sinh viên học tập rèn luyện kỹ năng mềm phục vụ học tập, tự tin đáp ứng nhu cầu nhân lực mới trong cuộc cách mạng công nghiệp . Từ khóa: Kỹ năng mềm, Cách mạng công nghiệp Nhận bài ngày ; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Thuỷ; Email: thuyrnt@ 1. MỞ ĐẦU Cách mạng công nghiệp (CMCN ) một thách thức lớn đối với thị trường lao động xuất hiện từ giữa thế kỷ XX đã và sẽ hình thành những công nghệ xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học cả trong đời sống, sản xuất, cũng như trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Tác động của cuộc cách mạng này dẫn tới sự phân hóa mạnh mẽ giữa nhóm lao động có kỹ năng thấp và nhóm lao động có kỹ năng cao. Do vậy, nó không chỉ đe dọa việc làm của lao động trình độ thấp mà ngay cả lao động có kỹ năng bậc trung cũng sẽ bị ảnh hưởng, nếu không được trang bị những kỹ năng mới - kỹ năng sáng tạo cho nền kinh tế . Sinh viên là lực lượng trí thức, nhân tố quan trọng trong việc phát triển đất nước, là yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của hợp tác, cạnh tranh trong thị trường lao động quốc tế. Đứng trước thách thức to lớn của sự phát triển kỷ nguyên số hóa, sinh viên phải được trang bị những kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo và tiếp cận thông

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.