tailieunhanh - HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ. Nổi lên những phong trào yêu nước của các nhà Nho, lớp tiểu tư sản trí thức mà tiêu biểu là phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, phong trào Đông kinh nghĩa thục của Phan Chu Trinh, các phong trào của Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Hưng Nam, Đảng Thanh niên các phong trào đã tạo nên những tiếng vang trong xã hội nhưng đã nhanh chóng bị thực dân Pháp đàn áp hoặc bế tắc về đường lối | HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH Trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ. Nổi lên những phong trào yêu nước của các nhà Nho, lớp tiểu tư sản trí thức mà tiêu biểu là phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, phong trào Đông kinh nghĩa thục của Phan Chu Trinh, các phong trào của Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Hưng Nam, Đảng Thanh niên các phong trào đã tạo nên những tiếng vang trong xã hội nhưng đã nhanh chóng bị thực dân Pháp đàn áp hoặc bế tắc về đường lối. Được sinh ra và lớn lên trong gia đình giàu truyền thống yêu nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành sớm nhận thấy những hạn chế trong con đường cứu nước của các sĩ phu và các nhà cách mạng có xu hướng tư sản, rút kinh nghiệm của các bậc tiền bối, Người quyết định sang phương Tây tìm con đường cứu nước cho dân tộc. Ngày 05 tháng 6 năm 1911, từ bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên yêu nước với tên gọi là Văn Ba đã nhận làm phụ bếp cho tàu Pháp Latusơ Tơrêvin – mang trong mình một hoài bão lớn lao là tìm cho được con đường cứu nước, con đường giải phóng nhân dân khỏi áp bức bóc lột của thực dân Pháp và bọn tay sai. Nhà thơ Chế Lan Viên đã có những câu thơ thật hay trong bài “Người đi tìm hình của Nước” thể hiện tâm trạng của chàng trai trẻ đã phải rời xa quê hương, xứ sở thân yêu của mình vì nghiệp lớn: “Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương.” Tàu đến Mác-Xây ngày 06 tháng 7 năm 1911, dọc đường đi Người có đi qua cảng Côlômbô (Xâylan nay là Xrilanca), cảng Poxait (Ai Cập). Từ Pháp, Người tiếp tục đi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Tuy-ni-đi, An-giê-ri, Ghi nê xích đạo trong cuộc hành trình của mình, làm thuê trên chiếc tàu vòng quanh Châu Phi, Người đã tận mắt trông thấy những cảnh khổ cực, lầm than của người da đen dưới roi vọt của

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN