tailieunhanh - Ôn thi đại học môn văn – Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm "Vợ nhặt"

Văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám không chỉ giầu tính chiến đấu mà còn giầu tính nhân đạo . Hai tính chất này không tách rời nhau, luôn gắn bó khăng khít và hỗ trợ nhau cùng phát triển . Vợ nhặt của Kim Lân được hoàn thành vào thời gian sau năm 1955, trên cơ sở một bản thảo cũ viết ngay sau cách mạng tháng Tám 1945 . Khoảng cách mươi năm ấy đã giúp nhà văn thể nghiệm sâu sắc tư tưởng của tác phẩm , làm cho nó trở thành một tác phẩm mang những giá trị nhân đạo hết. | Ôn thi đại học môn văn -phần 86 Phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt Văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám không chỉ giầu tính chiến đấu mà còn giầu tính nhân đạo . Hai tính chất này không tách rời nhau luôn gắn bó khăng khít và hỗ trợ nhau cùng phát triển . Vợ nhặt của Kim Lân được hoàn thành vào thời gian sau năm 1955 trên cơ sở một bản thảo cũ viết ngay sau cách mạng tháng Tám 1945 . Khoảng cách mươi năm ấy đã giúp nhà văn thể nghiệm sâu sắc tư tưởng của tác phẩm làm cho nó trở thành một tác phẩm mang những giá trị nhân đạo hết sức sâu sắc và phong phú . Tác phẩm bắt đầu bằng việc miêu tả sự đổi thay to lớn của xóm làng khi nạn đói tràn tới . Anh cu Tràng một người vô tư vui tính được trẻ con yêu mến mà nay đi từng bước mệt mỏi cái đầu trọc nhẵn chúi về đằng trước . Các lều chợ đầy những người đói bồng bế dắt díu nhau xanh xám như những bóng ma Nạn đói tràn đến đang gieo rắc cái chết và xóa mất sinh khí của xóm làng . Hình như không ai tin mình có thể sống qua nạn đói và chính cái đói đã làm mất đi nhân cách con người như người đàn bà mà Tràng gặp . Giữa lúc ấy thì Tràng nhận người đàn bà kia làm vợ . Người ta thường nói cái đói làm cho con người trở nên mất giá . Cô gái theo Tràng chỉ vì một câu nói đùa và bốn bát bánh đúc làm cỗ cưới. Nhưng đó không phải là cách nhìn của nhà văn . Với cái nhìn nhân đạo nhà văn nhìn thấy khát vọng sống còn bức thiết của cô gái . Ông cũng thấy niềm khát khao có được vợ của anh cu Tràng . Anh cũng liều lĩnh tắc lưỡi Kệ cứ đón cô ta về đã . Lòng yêu thương trân trọng của tác giả đối với những người bất hạnh thể hiện ở cảnh dắt díu nhau về làng của cả hai người . Nhà văn không hề có chút rẻ rúng nào khi miêu tả cuộc về làng của họ . Trái lại ngòi bút tươi vui dí dỏm tinh tế khắc họa mọi cảm nhận hạnh phúc của Tràng . Hơn hai mươi lần truyện ngắn nhắc đến nụ cười của Tràng với nhiều sắc thái khác nhau . Đi bên thị anh quên đi cảm giác ê chề tăm tối của cuộc sống hàng ngày . Đó là gì nếu không phải do anh đã thấy ở cô .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN