tailieunhanh - Đô la hóa và tỷ giá hối đoái của Việt Nam

Vì sao nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia đều thực hiện được việc sử dụng đồng tiền của từng quốc gia trên thị trường nội địa? Các nước đó đã đáp ứng được cả hai yêu cầu về giao dịch ngoại tệ của người dân và doanh nghiệp: lợi ích và tiện ích. | Đô la hóa và tỷ giá hối đoái của Việt Nam Đô la hóa và tỷ giá hối đoái của Việt Nam (bài 2) Vietstock - 1 tháng trước 219 lượt xem 3 tin đăng lại Vì sao nhiều nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Malaysia đều thực hiện được việc sử dụng đồng tiền của từng quốc gia trên thị trường nội địa(?). Các nước đó đã đáp ứng được cả hai yêu cầu về giao dịch ngoại tệ của người dân và doanh nghiệp: lợi ích và tiện ích. Viết bình luậnLưu bài này Đã có những kiến nghị về các giải pháp khắc phục sự biến động tỷ giá hối đoái như làm giảm căng thẳng nhu cầu USD bằng việc sử dụng nhiều loại ngoại tệ trong thương mại và dịch vụ với nước ngoài, vay và trả nợ quốc tế, dự trữ quốc gia, có chính sách tỷ giá ổn định và linh hoạt với sự điều hành đồng bộ và phản ứng kịp thời của Ngân hàng Nhà nước về tín dụng, lãi suất, tỷ giá, cũng như việc thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, xử phạt vi phạm pháp luật về ngoại tệ. Đó là những giải pháp quan trọng và cần thiết, nhưng chưa giải quyết được về cơ bản tình trạng "đô la hóa" không chính thức ở nước ta. Thái Lan đã "neo" tỷ giá trong 13 năm từ 1984 - 1997 là 1 USD/24-25 bath, đã thả nổi tỷ giá từ tháng 7/1997 khởi đầu cuộc khủng hoảng tiền tệ của khu vực, mấy năm gần đây đã ổn định tỷ giá. Mặc dù giao dịch hàng ngày của nước này bằng ngoại tệ trong thương mại, đầu tư, du lịch với khối lượng rất lớn, nhưng tất cả đều được thực hiện qua mạng lưới rộng khắp, thuận tiện với tỷ giá thống nhất, cộng với một khoản phí dịch vụ. Ở nước ta, hiện có hai tỷ giá ngoại tệ: tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước công bố được các ngân hàng thương mại áp dụng với biên độ hiện nay là +/- 3% và tỷ giá trên thị trường (chợ đen). Khoảng lệch giữa hai tỷ giá này tùy thuộc vào tình hình ngoại tệ; gần sát nhau trong trạng thái thị trường ngoại tệ ổn định, có xu hướng doãng ra khi cung- cầu ngoại tệ căng thẳng. Cần phải thừa nhận rằng, mặc dù Nhà nước không cho phép, nói một cách khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN