tailieunhanh - Đặc điểm tư duy của người Ấn Độ cổ

Ngay từ thời rất xa xưa, tư duy của người Ấn Độ đã phát triển khá cao và mang những nét đặc trưng mà không nơi nào trên thế giới có được. Trong Upanishad, Bhagavat Gita, Ramayana, Mahabharat, Jataka, Kinh Phật đã thể hiện một tư duy thâm trầm bay bổng; tư duy nương theo cái tương đối, tạm thời để đạt đến cái tuyệt đối, vĩnh cửu, vĩnh hằng. | Đặc điểm tư duy của người Ấn Độ cổ Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7&8 - 2016 153 NGUYỄN HÙNG HẬU* ĐẶC ĐIỂM TƯ DUY CỦA NGƯỜI ẤN ĐỘ CỔ Tóm tắt: Ngay từ thời rất xa xưa, tư duy của người Ấn Độ đã phát triển khá cao và mang những nét đặc trưng mà không nơi nào trên thế giới có được. Trong Upanishad, Bhagavat Gita, Ramayana, Mahabharat, Jataka, Kinh Phật đã thể hiện một tư duy thâm trầm bay bổng; tư duy nương theo cái tương đối, tạm thời để đạt đến cái tuyệt đối, vĩnh cửu, vĩnh hằng. Với phương châm như vậy, tư duy của người Ấn Độ cổ đại luôn luôn thể hiện tính chất duy tâm, hướng nội; trực nhận, trực giác nghiêng về ẩn dụ, hình ảnh; tư duy biện chứng của họ ngả về thống nhất, về vận động vòng tròn, tuần hoàn. Từ khóa: Ấn Độ, đặc điểm, tư duy. 1. Ấn Độ cổ đại là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Lần đầu tiên đến thăm Ấn Độ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng Ấn Độ là quê hương của một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới. Văn hóa, triết học, nghệ thuật của Ấn Độ đã phát triển rực rỡ và có những cống hiến to lớn cho loài người. Liên tiếp trong nhiều thế kỷ, tư tưởng Phật giáo, nghệ thuật, khoa học của Ấn Độ đã lan khắp thế giới. Nền văn hóa và Phật giáo của Ấn Độ đã truyền sang Việt Nam từ thời cổ. Như vậy, ngay từ thời rất xa xưa, tư duy của người Ấn Độ đã phát triển khá cao và mang những nét đặc trưng mà không nơi nào trên thế giới có được. Trong Upanishad, Bhagavat Gita, Ramayana, Mahabharat, Jataka, kinh Phật đã thể hiện một tư duy thâm trầm bay bổng; tư duy nương theo cái tương đối, tạm thời để đạt đến cái tuyệt đối, vĩnh cửu, vĩnh hằng; giống như bông xen, nương tựa vào bùn lầy, nước đọng để vươn lên tỏa ngát hương thơm cho đời. Mặc dù sinh ra từ hôi tanh của bùn lầy, nước đọng, nhưng khi đã nhô lên khỏi mặt nước (khi đã giải thoát), mùi hôi tanh của bùn nước không làm ảnh hưởng đến nó, nó ung dung tự tại tỏa ngát hương thơm. Đó cũng là * ., Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN