tailieunhanh - Dấu ấn tư tưởng phật giáo thời đại Lý – Trần qua các tiểu thuyết lịch sử sau năm 1986

Bài viết nghiên cứu từ góc độ loại hình về một số dấu ấn tư tưởng của văn hóa Phật giáo trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 viết về thời đại Lý – Trần, trong đó, tư tưởng Tam giáo đồng nguyên, tư tưởng hòa hợp dân tộc và tư tưởng từ bi bác ái trở thành điểm tựa để nhà văn luận giải về các vấn đề nhân sinh, thế sự. | Dấu ấn tư tưởng phật giáo thời đại Lý Trần qua các tiểu thuyết lịch sử sau năm 1986 TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 17 Số 4 2020 611-622 Vol. 17 No. 4 2020 611-622 ISSN 1859-3100 Website http Bài báo nghiên cứu DẤU ẤN TƯ TƯỞNG PHẬT GIÁO THỜI ĐẠI LÝ TRẦN QUA CÁC TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ SAU NĂM 1986 Lê Thị Thu Trang Trường Đại học Sài Gòn Việt Nam Tác giả liên hệ Lê Thị Thu Trang Email ltttrangsgu@ Ngày nhận bài 04-02-2020 ngày nhận bài sửa 10-3-2020 ngày chấp nhận đăng 18-4-2020 TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu từ góc độ loại hình về một số dấu ấn tư tưởng của văn hóa Phật giáo trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 viết về thời đại Lý Trần trong đó tư tưởng Tam giáo đồng nguyên tư tưởng hòa hợp dân tộc và tư tưởng từ bi bác ái trở thành điểm tựa để nhà văn luận giải về các vấn đề nhân sinh thế sự. Các tác giả tiểu thuyết lịch sử đương đại đã đi tìm cái nhân dạng dân tộc cái bản sắc dân tộc trong đề tài lịch sử khơi sâu vào nguồn mạch để tìm sức sống mãnh liệt của nền văn hóa Việt. Từ khóa tiểu thuyết lịch sử Thời đại Lý Trần tư tưởng Phật giáo Văn học Việt Nam sau 1986 1. Đặt vấn đề Với quan niệm lịch sử có mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với văn hóa các nhà tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986 đã có ý thức sâu sắc về sự gắn kết giữa hai yếu tố lịch sử và văn hóa trong sáng tạo của mình. Lịch sử với những biến cố sự kiện hiện diện trên bề nổi là những tầng giá trị ẩn ngầm như một hằng số quyết định sự thịnh suy của một thời đại một giai đoạn lịch sử. Cội nguồn văn hóa luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt chi phối toàn bộ tinh thần của tác phẩm. Trong đó nổi bật nhất là văn hóa Phật giáo. Ở các tác phẩm Bão táp triều Trần Tám triều vua Lý Hoàng Quốc Hải Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng Bùi Anh Tấn Hồ Quý Ly Nguyễn Xuân Khánh Giàn thiêu Võ Thị Hảo dấu ấn tư tưởng văn hóa Phật giáo hiện diện như những dấu chỉ văn hóa dân tộc như một lớp diễn ngôn mới về lịch

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
37    154    0    20-04-2024
75    136    0    20-04-2024
2    105    0    20-04-2024
6    90    0    20-04-2024
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.