tailieunhanh - Khát vọng canh tân đất nước của Nguyễn Bá Trác trong Hạn mạn du kí

Bài viết tìm hiểu hai khía cạnh trong khát vọng canh tân đất nước của ông, đó là mong mỏi có một thể chế chính trị tiến bộ và đi liền với đó là một xã hội phát triển phồn vinh. | Khát vọng canh tân đất nước của Nguyễn Bá Trác trong Hạn mạn du kí TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 17 Số 4 2020 598-610 Vol. 17 No. 4 2020 598-610 ISSN 1859-3100 Website http Bài báo nghiên cứu KHÁT VỌNG CANH TÂN ĐẤT NƯỚC CỦA NGUYỄN BÁ TRÁC TRONG HẠN MẠN DU KÍ Võ Thị Thanh Tùng Đặng Phan Quỳnh Dao Trường Đại học Thủ Dầu Một Việt Nam Tác giả liên hệ Võ Thị Thanh Tùng Email thanhtung2212@ Ngày nhận bài 02-12-2019 ngày nhận bài sửa 11-02-2020 ngày chấp nhận đăng 18-4 -2020 TÓM TẮT Trong những năm đầu thế kỉ XX nhằm góp phần thực hiện sứ mệnh duy tân đất nước Nguyễn Bá Trác đã lên đường sang các nước châu Á cầu học. Hành trình của Nguyễn Bá Trác kéo dài và gặp nhiều khó khăn. Tuy giấc mơ cứu nước không thành nhưng ông đã sống hết mình với khát vọng và hoài bão của tuổi trẻ. Điều đó được ông gửi gắm vào thiên du kí sinh động Hạn mạn du kí. Tác phẩm đã giúp người đọc cảm nhận được phần nào tấm lòng yêu nước của Nguyễn Bá Trác ở giai đoạn còn là khúc sông trong trong cuộc đời nhiều khúc đoạn của ông. Bài viết tìm hiểu hai khía cạnh trong khát vọng canh tân đất nước của ông đó là mong mỏi có một thể chế chính trị tiến bộ và đi liền với đó là một xã hội phát triển phồn vinh. Từ khóa canh tân cầu học Hạn mạn du kí Nguyễn Bá Trác 1. Giới thiệu Nguyễn Bá Trác sinh năm 1881 tại làng Bảo An nay là xã Điện Quang huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. Thuở nhỏ học ở Quảng Nam năm 1906 ông thi đỗ cử nhân ở Huế hai năm sau ông ra Hà Nội học tiếng Pháp nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của các nhà ái quốc trong phong trào Đông Du tiếp đó ông sang Nhật du học. Khi chính phủ Nhật giải tán phong trào Đông Du Nguyễn Bá Trác sang Trung Quốc. Năm 1914 ông trở về Hà Nội. Trong khoảng hai năm sau khi về nước ông làm ở phòng báo chí phủ Toàn quyền Đông Dương và chủ bút phần bài chữ Hán của tờ Cộng Thị. Năm 1917 khi Phạm Quỳnh sáng lập Nam Phong tạp chí ông đảm nhiệm phần Hán văn của tờ báo

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.