tailieunhanh - Nhận thức của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội về năng lực giao tiếp liên văn hóa
Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, người học ngoại ngữ không chỉ cần thành thạo bốn kỹ năng ngôn ngữ cơ bản, mà còn cần nâng cao năng lực giao tiếp liên văn hóa nếu người học thực sự muốn trở thành một người giao tiếp thành công. Đáp ứng nhu cầu trên, giao tiếp liên văn hóa đã trở thành một nội dung quan trọng trong dạy và học ngoại ngữ. Sử dụng mô hình năng lực giao tiếp đa văn hóa của Byram năm1997, nhóm nghiên cứu mong muốn tìm hiểu nhận thức của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội về năng lực giao tiếp liên văn hóa, cụ thể là định nghĩa, tầm quan trọng của nó, cũng như đánh giá của họ về thực tiễn giảng dạy và học tập tại trường hiện nay. Qua khảo sát bằng bảng hỏi 458 sinh viên, kết quả cho thấy sinh viên có sự quan tâm rất lớn đến năng lực này, tuy nhiên công tác đào tạo lại chưa đầy đủ trong lớp học ngoại ngữ cũng như thiếu vắng sự tự củng cố bên ngoài lớp học. Tăng cường các hoạt động ngoại khóa đa văn hóa và áp dụng hoạt động liên hệ văn hoá trong lớp học ngoại ngữ là hai điểm mà chúng tôi đề xuất để phát triển tốt hơn năng lực này. | Nhận thức của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội về năng lực giao tiếp liên văn hóa NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VỀ NĂNG LỰC GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA Đào Thị Diệu Linh*, Đỗ Như Quỳnh Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 27 tháng 07 năm 2019 Chỉnh sửa ngày 20 tháng 09 năm 2019; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 09 năm 2019 Tóm tắt: Trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, người học ngoại ngữ không chỉ cần thành thạo bốn kỹ năng ngôn ngữ cơ bản, mà còn cần nâng cao năng lực giao tiếp liên văn hóa nếu người học thực sự muốn trở thành một người giao tiếp thành công. Đáp ứng nhu cầu trên, giao tiếp liên văn hóa đã trở thành một nội dung quan trọng trong dạy và học ngoại ngữ. Sử dụng mô hình năng lực giao tiếp đa văn hóa của Byram năm1997, nhóm nghiên cứu mong muốn tìm hiểu nhận thức của sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học quốc gia Hà Nội về năng lực giao tiếp liên văn hóa, cụ thể là định nghĩa, tầm quan trọng của nó, cũng như đánh giá của họ về thực tiễn giảng dạy và học tập tại trường hiện nay. Qua khảo sát bằng bảng hỏi 458 sinh viên, kết quả cho thấy sinh viên có sự quan tâm rất lớn đến năng lực này, tuy nhiên công tác đào tạo lại chưa đầy đủ trong lớp học ngoại ngữ cũng như thiếu vắng sự tự củng cố bên ngoài lớp học. Tăng cường các hoạt động ngoại khóa đa văn hóa và áp dụng hoạt động liên hệ văn hoá trong lớp học ngoại ngữ là hai điểm mà chúng tôi đề xuất để phát triển tốt hơn năng lực này.** Từ khóa: nhận thức, nhận thức của sinh viên, giao tiếp liên văn hóa, năng lực giao tiếp liên văn hóa 1. Đặt vấn đề goes to his heart” (Nếu bạn nói chuyện với Việc dạy và học ngoại ngữ từ trước tới nay một người mà họ hiểu ngôn ngữ đó, ngôn từ sẽ đi vào tâm trí người đó. Nếu bạn nói chuyện 1 đều hướng tới mục tiêu xây dựng năng lực sử dụng ngôn ngữ thành thạo cho người học. với một người bằng ngôn .
đang nạp các trang xem trước