tailieunhanh - Ảnh hưởng của điều kiện hạn nhân tạo đến các chỉ tiêu sinh lí của 6 giống lạc (Arachis hypogea L.) trong giai đoạn cây con

Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác động của hạn nhân tạo đến một số chỉ tiêu sinh lí của 6 giống lạc (L27, L26, L23, L18, L17 và L15) ở giai đoạn cây con. Thí nghiệm được bố trí trong phòng ánh sáng. Hạn nhân tạo được xử lí bằng cách dùng tưới nước khi cây được 3 - 4 lá thật. | Ảnh hưởng của điều kiện hạn nhân tạo đến các chỉ tiêu sinh lí của 6 giống lạc (Arachis hypogea L.) trong giai đoạn cây con HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: Natural Sciences, 2019, Volume 64, Issue 10A, pp. 90-97 This paper is available online at ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN HẠN NHÂN TẠO ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU SINH LÍ CỦA 6 GIỐNG LẠC (Arachis hypogea L.) TRONG GIAI ĐOẠN CÂY CON Trần Thị Thanh Huyền1*, Nguyễn Thị Phương Thảo1 và Cao Phi Bằng2 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 2 Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ Tóm tắt. Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá tác động của hạn nhân tạo đến một số chỉ tiêu sinh lí của 6 giống lạc (L27, L26, L23, L18, L17 và L15) ở giai đoạn cây con. Thí nghiệm được bố trí trong phòng ánh sáng. Hạn nhân tạo được xử lí bằng cách dừng tưới nước khi cây được 3 - 4 lá thật. Kết quả cho thấy 6 giống lạc nghiên cứu bị héo khi độ ẩm của đất thấp, hạn đã làm giảm hàm lượng nước trong mô lá, khả năng giữ nước ở các mức độ khác nhau giữa các giống. Tuy nhiên, hàm lượng diệp lục liên kết không bị ảnh hưởng nhiều sau 5 ngày gây hạn. Giống L23 biểu hiện chịu hạn tốt. Giống L27, L26 chịu hạn trung bình. Giống L18, L17, L15 biểu hiện mức độ chịu hạn kém. Từ khóa: Diệp lục, hạn, hệ số héo, khả năng giữ nước, lạc (Arachis hypogea L.). 1. Mở đầu Cây lạc (Arachis hypogea L.) là một trong những cây lương thực chủ lực của Việt Nam. Hạt lạc có giá trị dinh dưỡng cao, chứa chủ yếu lipit, protein, dồi dào các vitamin và khoáng chất. Lạc có vai trò quan trọng trong công nghiệp thực phẩm, chăn nuôi, ép dầu và có ý nghĩa to lớn trong việc cải tạo đất do khả năng cố định đạm (N) của nó [5]. Ở Việt Nam, lạc được trồng hầu hết khắp nơi trên cả nước, tập trung chủ yếu ở đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng [5]. Sản xuất lạc ở nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn do bị ảnh hưởng bởi các điều kiện bất

TỪ KHÓA LIÊN QUAN