tailieunhanh - Hạn chế và thách thức của công tác xã hội trong chăm sóc người cao tuổi hiện nay

Công tác xã hội (CTXH) có vai trò quan trọng với các nhóm yếu thế, nhằm trợ giúp họ cải thiện điều kiện sống và nâng cao chất lượng cuộc sống. Người cao tuổi (NCT) với những thay đổi về sức khỏe, tâm sinh lý, lao động - thu nhập, quan hệ xã hội và lối sống gặp nhiều trở ngại và khó khăn trong cuộc sống và được CTXH xác định là đối tượng cần sự trợ giúp. Đảng và Nhà nước rất coi trọng phát triển CTXH với NCT. Với hơn 50 văn bản pháp luật liên quan đến NCT, đã có cơ sở pháp lý cần thiết cho việc đảm bảo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần, chăm sóc sức khoẻ và phát huy vai trò của NCT (MOLISA và UNFPA, 2014). | Hạn chế và thách thức của công tác xã hội trong chăm sóc người cao tuổi hiện nay Xã hội học số 4 (132), 2015 17 HẠN CHẾ VÀ THÁCH THỨC CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI HIỆN NAY BÙI THỊ THANH HÀ* Công tác xã hội (CTXH) có vai trò quan trọng với các nhóm yếu thế, nhằm trợ giúp họ cải thiện điều kiện sống và nâng cao chất lượng cuộc sống. Người cao tuổi (NCT) với những thay đổi về sức khỏe, tâm sinh lý, lao động - thu nhập, quan hệ xã hội và lối sống gặp nhiều trở ngại và khó khăn trong cuộc sống và được CTXH xác định là đối tượng cần sự trợ giúp. Đảng và Nhà nước rất coi trọng phát triển CTXH với NCT. Với hơn 50 văn bản pháp luật liên quan đến NCT, đã có cơ sở pháp lý cần thiết cho việc đảm bảo tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần, chăm sóc sức khoẻ và phát huy vai trò của NCT (MOLISA và UNFPA, 2014). CTXH liên quan đến dịch vụ chăm sóc NCT thuộc nhiều chương trình ở các cấp độ khác nhau và có vai trò đáng kể trong chăm sóc NCT hiện nay, song cũng gặp không ít những hạn chế và thách thức. Bài viết phân tích một số hạn chế và thách thức của CTXH trong chăm sóc NCT ở nước ta, trên cơ sở tổng quan các tài liệu và báo cáo liên quan đến chủ đề này từ năm 2009 đến nay. 1. Một số khái niệm Công tác xã hội Theo khái niệm được Liên đoàn Công tác xã hội Quốc tế và Hiệp hội Quốc tế các trường Công tác xã hội chính thức thông qua năm 2014: “CTXH là một nghề mang tính chất thực hành và là một ngành khoa học thúc đẩy sự thay đổi và phát triển xã hội, gắn kết xã hội, tăng năng lực và giải phóng con người. Các nguyên tắc về công bằng xã hội, quyền con người, trách nhiệm tập thể và tôn trọng sự đa dạng là trọng tâm của CTXH. Dựa trên cơ sở các lý thuyết về CTXH, khoa học xã hội, nhân văn và kiến thức bản địa, CTXH thu hút con người và cơ cấu xã hội nhằm giải quyết những khó khăn trong cuộc sống và nâng cao an sinh” (IFSW, 2014). CTXH là một ngành khoa học, một lĩnh vực hoạt động chuyên môn phát triển hướng đến các

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN