tailieunhanh - Tài liệu giảng dạy về sở hữu trí tuệ dành cho cán bộ quản lý sở hữu trí tuệ thuộc các cơ quan nhà nước (Tài liệu tập huấn) - Phần 2

Phần 2 tài liệu giảng dạy về sở hữu trí tuệ dành cho cán bộ quản lý sở hữu trí tuệ thuộc các cơ quan nhà nước gồm có các chuyên đề: Đăng ký, xác lập quyền sở hữu trí tuệ; hoạt động bảo vệ (thực thi) quyền sở hữu trí tuệ; thông tin sở hữu trí tuệ. | Tài liệu giảng dạy về sở hữu trí tuệ dành cho cán bộ quản lý sở hữu trí tuệ thuộc các cơ quan nhà nước Tài liệu tập huấn - Phần 2 TμI LIÖU TËP HUÊN VÒ Së H U TRÝ TUÖ 85 Chuyên đề 4 ĐĂNG KÝ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Sở hữu trí tuệ đã được các nước phát triển công nhận và sử dụng từ lâu và ngày càng nhiều nước đang phát triển sử dụng như một phương tiện quan trọng cho việc phát triển kinh tế văn hoá và xã hội. Cũng giống như nhiều nước Việt Nam xây dựng pháp luật bảo hộ sở hữu trí tuệ vì hai nguyên nhân chính có liên quan đến nhau. Thứ nhất là tạo ra cơ sở pháp lý cho các quyền thân nhân và quyền tài sản của các nhà sáng tạo đối với những sáng tạo của họ. Thứ hai là khuyến khích việc sáng tạo phổ biến và áp dụng các kết quả của sáng tạo đó khích lệ thương mại trung thực. Theo quy định pháp luật hiện hành việc có đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ được xác lập quyền trên cơ sở đăng ký hay không hoàn toàn tuỳ thuộc vào quyết định của người sáng tạo ra đối tượng đó. Tuy nhiên vì lợi ích của chính các nhà sáng tạo đó nhà sáng chế nhà sản xuất tổ chức cung cấp dịch vụ. và đồng thời cũng là vì bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng thì họ cần quan tâm đến việc xác lập quyền đối với tài sản trí tuệ của mình. Một khi quyền được xác lập thì khi xảy ra tranh chấp sẽ được pháp luật bảo hộ. Trái lại pháp luật sẽ không can thiệp khi quyền chưa được xác lập. 1. Các đối tượng sở hữu trí tuệ cần nên tiến hành đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ Việt Nam đã bảo hộ tất cả các đối tượng sở hữu trí tuệ SHTT theo yêu cầu tối thiểu của Hiệp định về khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ Hiệp định TRIPS và các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam đã tham gia bao gồm các đối tượng của quyền tác giả 86 Côc së h u trÝ tuÖ và quyền liên quan các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng mới. Theo quy định tại Điều 6 Luật SHTT quyền đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ phát sinh trên các cơ sở khác nhau. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN