tailieunhanh - Thực trạng khả năng nghe hiểu của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y Dược Thái Nguyên nguyên nhân và một số giải pháp
Mục tiêu: phân tích và đánh giá kết quả của kì thi Tiếng Anh đầu vào dành cho sinh viên năm thứ nhất tại trường Đại Học Y Dược Thái Nguyên năm học 2015-2016. | Thực trạng khả năng nghe hiểu của sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y Dược Thái Nguyên nguyên nhân và một số giải pháp Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 1 năm 2016 THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG NGHE HIỂU CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÁI NGUYÊN NGUYÊN NHÂN VÀ M T SỐ GIẢI PHÁP Triệu Thành Nam, Nguyễn Thị Khánh Ly Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: phân tích và đánh giá kết quả của kì thi Tiếng Anh đầu vào dành cho sinh viên năm thứ nhất tại trường Đại Học Y Dược Thái Nguyên năm học 2015-2016. Dựa trên kết quả thu được của kì thi, chúng ta nhận thấy rằng trình độ ngoại ngữ của các em khi mới vào học là rất thấp, chỉ có khoảng 10% các em đạt trình độ A2; các kỹ năng ngôn ngữ của sinh viên cũng không đồng đều. Kỹ năng Nghe hiểu là kỹ năng yếu nhất; Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sinh viên năm thứ nhất gặp các vấn đề liên quan đến Từ vựng, Ngữ âm, và tốc độ băng nghe trong việc nghe hiểu trên lớp. Ngoài ra, khảo sát cũng phát hiện vấn đề liên quan đến việc luyện tập kỹ năng Nghe hiểu của người học ngoài giờ trên lớp. Từ h a: kì thi tiếng Anh đầu vào, kỹ năng nghe hiểu, Đại Học Y Dược Thái Nguyên 1. Đặt vấn đề Năm 2012 ĐHTN đã xây dựng Đề án “Dạy và học tiếng nh trong Đại học Thái Nguyên giai đoạn 2011-2015 trình Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT). “Đây là một trong các giải pháp đáp ứng yêu cầu khách quan và cấp bách về nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh của cán bộ, viên chức, sinh viên và học viên của Đại học, là cơ sở thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đào tạo và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tiến tới thực hiện mục tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ giảng dạy, đáp ứng yêu cầu của Bộ GD&ĐT đến năm 2015 đạt 100% giảng viên lý thuyết có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; đến năm 2020 cả nước có tiến sĩ.” [1] Một trong những quy định cụ thể nhất đối với sinh viên ra .
đang nạp các trang xem trước