tailieunhanh - Một số đặc trưng của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần ở Bắc Giang
Bài viết này chỉ ra một số đặc trưng của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần ở Bắc Giang qua sự phân bố của Phật giáo Trúc Lâm Tây Yên Tử, những dấu ấn, dấu tích, văn bia, đặc điểm của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần. | Một số đặc trưng của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần ở Bắc Giang 46 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 - 2018 DƯƠNG NGÔ NINH MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA PHẬT GIÁO TRÚC LÂM THỜI TRẦN Ở BẮC GIANG Tóm tắt: Bắc Giang là nơi đang lưu giữ nhiều dấu tích của các ngôi chùa Phật giáo Trúc Lâm thời Trần bên phía Tây dãy Yên Tử, chứng minh cho một thời kỳ phát triển hưng thịnh của Phật giáo. Đó là sự phân bố của hệ thống chùa Phật giáo Trúc Lâm, như: Chùa Sơn Tháp, chùa Bát Nhã, chùa Hồ Bấc, chùa Bình Long, chùa Am Vãi, . Đặc biệt, chùa Vĩnh Nghiêm đã trở thành trung tâm đào tạo tăng đồ của Phật giáo Trúc Lâm. Cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14, miền đất ở sườn Tây Yên Tử thuộc địa phận tỉnh Bắc Giang được xem như kinh đô Phật giáo thời Trần. Qua thời gian, hệ thống di tích Phật giáo Trúc Lâm và chùa Vĩnh Nghiêm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đóng một vai trò quan trọng và là một phần không thể tách rời trong quần thể di sản văn hóa và danh thắng Yên Tử gắn với Phật giáo Trúc Lâm. Bài viết này chỉ ra một số đặc trưng của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần ở Bắc Giang qua sự phân bố của Phật giáo Trúc Lâm Tây Yên Tử, những dấu ấn, dấu tích, văn bia, đặc điểm của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần. Từ khóa: Phật giáo, đặc trưng, Phật giáo Trúc Lâm, thời Trần, Bắc Giang Dẫn nhập Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, sự ra đời của Phật giáo Trúc Lâm thời Trần có ý nghĩa rất lớn. Phật giáo Trúc Lâm tự có nét độc lập, tính nhập thế, tinh thần không phụ thuộc thân ngoại, đã khoác lên dân tộc chiếc áo tôn giáo thuần chất Việt. Nếu Đông Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh) là nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu tập, thì Tây Yên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Ngày nhận bài: 10/01/2018; Ngày biên tập: 15/01/2018; Ngày duyệt đăng: 25/01/2018. Dương Ngô Ninh. Một số đặc trưng của Phật giáo Trúc Lâm 47 Tử (Bắc Giang) là con đường hoằng dương Phật pháp của Ngài. Sau khi Trần Nhân Tông nhập Niết Bàn, Pháp Loa và tổ đệ tam Huyền Quang cũng theo con đường phía .
đang nạp các trang xem trước