tailieunhanh - TCVN 31000:2011

Tiêu chuẩn này đưa ra các nguyên tắc và hướng dẫn chung về quản lý rủi ro. Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng cho doanh nghiệp công, tư hay doanh nghiệp cộng đồng, hiệp hội, nhóm hoặc cá nhân. Vì vậy, tiêu chuẩn này không cụ thể cho bất kỳ ngành công nghiệp hoặc lĩnh vực nào. Tiêu chuẩn này có thể được áp dụng trong toàn bộ thời gian tồn tại của tổ chức, cho một loạt các hoạt động, bao gồm các chiến lược và quyết định, vận hành, quá trình, chức năng, dự án, sản phẩm, dịch vụ và tài sản. | Nội dung Text TCVN 31000 2011 TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 31000 2011 ISO 31000 2009 QUẢN LÝ RỦI RO - NGUYÊN TẮC VÀ HƯỚNG DẪN Risk management - Principles and Guidelines Lời nói đầu TCVN ISO 31000 2011 hoàn toàn tương đương với ISO 31000 2009 TCVN ISO 31000 2011 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN TC 176 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng biên soạn Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Lời giới thiệu Mọi loại hình tổ chức dù lớn hay nhỏ đều phải đối mặt với các yếu tố và ảnh hưởng cả bên trong và bên ngoài làm cho tổ chức không chắc chắn liệu mình có đạt được mục tiêu hay không và khi nào sẽ đạt được mục tiêu. Tác động của sự không chắc chắn này lên các mục tiêu của một tổ chức chính là quot rủi ro quot . Mọi hoạt động của một tổ chức đều có rủi ro. Tổ chức quản lý rủi ro bằng cách xác định phân tích và đánh giá xem liệu có cần thay đổi rủi ro bằng cách xử lý rủi ro để đáp ứng tiêu chí rủi ro của tổ chức hay không. Trong toàn bộ quá trình này tổ chức trao đổi thông tin và tham vấn các bên liên quan theo dõi xem xét rủi ro và các kiểm soát thay đổi rủi ro nhằm bảo đảm rằng không cần xử lý rủi ro thêm nữa. Tiêu chuẩn này mô tả chi tiết quá trình có tính hệ thống và lô gíc này. Trong khi tất cả các tổ chức đều quản lý rủi ro ở một mức độ nào đó tiêu chuẩn này thiết lập một số nguyên tắc cần được đáp ứng để làm cho hoạt động quản lý rủi ro đạt hiệu quả. Tiêu chuẩn này khuyến nghị tổ chức xây dựng áp dụng và cải tiến liên tục khuôn khổ với mục đích là tích hợp quá trình quản lý rủi ro với toàn bộ hoạt động quản trị chiến lược và hoạch định quản lý các quá trình báo cáo chính sách các giá trị và văn hóa của tổ chức. Quản lý rủi ro có thể được áp dụng cho toàn bộ tổ chức ở nhiều lĩnh vực và cấp độ tại mọi thời điểm cũng như cho các chức năng dự án và hoạt động cụ thể. Mặc dù thực tiễn quản lý rủi ro đã được phát triển theo thời gian và trong nhiều lĩnh vực để đáp ứng các nhu cầu đa dạng nhưng việc chấp nhận các quá trình