tailieunhanh - Mấy nét đặc sắc của tín ngưỡng dân gian Nam Bộ
Bài viết này phân tích những hiện tượng giao thoa tín ngưỡng giữa các dân tộc, như: Các tín ngưỡng Ông Tà, Quan Đế, Thiên Hậu và cùng sự nổi trội trên vùng đất Nam Bộ dấu ấn của các tín ngưỡng cổ Đông Nam Á (thờ đất, thờ đá, thờ mẹ - nữ thần, đồng cốt ) qua các tín ngưỡng Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Thành hoàng, Ngũ Hành, Chủ Ngu Ma Nương,. - những tín ngưỡng góp phần làm phong phú và nổi bật hơn tâm thức của người Việt. | Mấy nét đặc sắc của tín ngưỡng dân gian Nam Bộ 94 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 – 2017 ĐẶNG THẾ ĐẠI* MẤY NÉT ĐẶC SẮC CỦA TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN NAM BỘ Tóm tắt: Cư dân Nam Bộ chủ yếu là người Việt, nhưng cũng có nhiều dân tộc khác như Khmer, Hoa, Chăm cùng sinh sống bên nhau, đều tham gia ngay từ sớm vào quá trình khai phá vùng đất này, cùng góp phần xây dựng nên diện mạo Nam Bộ hôm nay về mọi mặt. Khi tiến vào Nam, người Việt một mặt bắt đầu tách xa hơn khỏi thế giới Trung Hoa, tiếp xúc với một thế giới hoàn toàn khác - phi Hoa, khiến họ cởi mở và năng động hơn về mọi phương diện, trong đó có tín ngưỡng, và mặt khác, dường như có một xu hướng ngược lại: một sự trở về văn hóa cổ Đông Nam Á cội nguồn. Bài báo này phân tích những hiện tượng giao thoa tín ngưỡng giữa các dân tộc, như: các tín ngưỡng Ông Tà, Quan Đế, Thiên Hậu và cùng sự nổi trội trên vùng đất Nam Bộ dấu ấn của các tín ngưỡng cổ Đông Nam Á (thờ đất, thờ đá, thờ mẹ - nữ thần, đồng cốt ) qua các tín ngưỡng Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Thành hoàng, Ngũ Hành, Chủ Ngu Ma Nương,. - những tín ngưỡng góp phần làm phong phú và nổi bật hơn tâm thức của người Việt. Từ khóa: Tín ngưỡng dân gian, Nam Bộ. Dẫn nhập Nam Bộ từ một vùng đất hoang vu sình lầy đã trở nên trù phú giàu có và làm thay đổi lớn diện mạo của đất nước Việt Nam không chỉ về mặt tự nhiên mà cả về mặt văn hóa. Một Nam Bộ vừa mới mẻ so với phía Bắc, với sự năng động, cởi mở trong cả kinh tế và văn hóa, có sức lôi cuốn cả nước ra khỏi sự trì trệ ở thế kỷ 17 - 18, vừa đưa cả dân tộc sau ngàn năm chịu ảnh hưởng văn hóa Hoa sâu sắc, phần nào đứt đoạn với gốc rễ văn hóa Đông Nam Á của mình, trở lại gần gụi, gắn bó với cội nguồn văn hóa Đông Nam Á. Li Tana, nhà nghiên cứu * Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ngày nhận bài: 20/10/2017; Ngày biên tập: 25/10/2017; Ngày duyệt đăng: 02/11/2017. Đặng Thế Đại. Mấy nét đặc sắc của tín ngưỡng 95 người Australia, viết: “Đàng .
đang nạp các trang xem trước