tailieunhanh - Triết lý phát triển kinh tế học của tôn giáo

Bài viết tập trung trình bày ba nội dung: Kinh tế học tôn giáo hướng tới phát triển một nền kinh tế nhân bản, nhân văn; Kinh tế học tôn giáo phát triển một xã hội hài hòa; Kinh tế học tôn giáo hướng tới phát triển một nền kinh tế bảo vệ môi trường bảo đảm cho sự phát triển bền vững. | Triết lý phát triển kinh tế học của tôn giáo Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 – 2017 19 NGUYỄN HỒNG DƯƠNG* TRIẾT LÝ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỌC CỦA TÔN GIÁO Tóm tắt: Về lĩnh vực kinh tế, tuy tôn giáo không trực tiếp sản xuất làm ra của cải vật chất nhưng tôn giáo cũng gián tiếp đóng góp công sức trong việc tạo lập một xã hội ấm no hạnh phúc. Theo tác giả, triết lý phát triển kinh tế học của tôn giáo là một ngành, một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về sự chiêm ngẫm, đúc rút thành những luận điểm cốt lõi nhất về vai trò của tôn giáo đối với phát triển kinh tế của con người qua hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên, triết lý phát triển của kinh tế học tôn giáo là một vấn đề rộng lớn, nên trong khuôn khổ của bài viết này, tác giả chỉ tập trung trình bày ba nội dung: Kinh tế học tôn giáo hướng tới phát triển một nền kinh tế nhân bản, nhân văn; Kinh tế học tôn giáo phát triển một xã hội hài hòa; Kinh tế học tôn giáo hướng tới phát triển một nền kinh tế bảo vệ môi trường bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Từ khóa: Kinh tế học, phát triển, tôn giáo. Đặt vấn đề Phải chăng phát triển kinh tế chỉ đơn thuần là yếu tố kinh tế. Một tiềm thức ăn sâu đối với người dân Việt trồng lúa nước, phát triển kinh tế nông nghiệp dựa trên nguồn lực thiên nhiên: đất đai, nước, phân bón, khí hậu, cây trồng mùa vụ theo một phương châm trao truyền ngàn đời “Nước - phân - cần - giống”. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế phải chăng dựa vào nguồn nhân lực, mà hiện nay là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Trong kỷ nguyên của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 với chủ đạo là kết nối vạn vật, là vai trò của rô bốt, của in 3D, có thể trả lời ngay tất cả những câu hỏi “phải chăng” đó đều đúng và cần thiết. Nhưng liệu đã đủ cho việc phát triển kinh tế. * Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ngày nhận bài 26/9/2017; Ngày biên tập 16/10/2017; Ngày duyệt đăng: 27/10/2017. 20 Nghiên cứu Tôn giáo.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN