tailieunhanh - Một số nội dung cơ bản của Kinh Thánh Tin Lành

Bằng phương pháp mô tả đơn thuần, bài viết tập trung phân tích một số nội dung gắn với thần học Tin Lành trong Kinh Thánh là Chúa Trời, con người, tội lỗi, cứu rỗi, và Hội Thánh. | Một số nội dung cơ bản của Kinh Thánh Tin Lành Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9 – 2017 99 LÊ VĂN TUYÊN* MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KINH THÁNH TIN LÀNH1 Tóm tắt: Từ lâu, Kinh Thánh đã là một tuyển tập tác phẩm quan trọng trên các khía cạnh văn hóa, lịch sử, hiện sinh, và đặc biệt là tôn giáo. Dưới góc độ tôn giáo, Kinh Thánh (Cựu Ước và Tân Ước) có vai trò quan trọng trong lịch sử hình thành và sinh hoạt của Kitô giáo, bao gồm các nhánh Chính Thống giáo, Công giáo, và Tin Lành. Hiểu biết về Kinh Thánh là yếu tố cần thiết cho việc tìm hiểu và nhận định niềm tin, thực hành niềm tin, và cộng đồng các tôn giáo này. Bằng phương pháp mô tả đơn thuần, bài viết tập trung phân tích một số nội dung gắn với thần học Tin Lành trong Kinh Thánh là Chúa Trời, con người, tội lỗi, cứu rỗi, và Hội Thánh. Từ khóa: Kinh Thánh, Tin Lành, Chúa Trời, con người, tội lỗi, cứu rỗi, Hội Thánh. Dẫn nhập Kinh Thánh ảnh hưởng đến hầu hết các khía cạnh của đời sống xã hội Phương Tây nói riêng và đời sống nhân loại nói chung, từ luật pháp, văn học, kiến trúc đến nghệ thuật, âm nhạc, hệ thống đạo đức, và lẽ đương nhiên là tôn giáo. Sự quan trọng đến mức “không có công dân nào ở thế giới Phương Tây có thể khẳng định mình có trình độ nếu không am hiểu đôi chút về nội dung và lịch sử Kinh Thánh”2. Phần lớn các từ ngữ trong Kinh Thánh được sử dụng trong đời sống hàng ngày, các câu chuyện trong Kinh Thánh đều hàm chứa ý nghĩa hiện sinh nào đó. Kinh Thánh là một bộ phận di sản có khả năng tồn tại và phát triển trong toàn bộ di sản văn hóa của nhân loại. Cho đến nay, Kinh Thánh luôn là tác phẩm được dịch và đọc nhiều nhất. * Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ngày nhận bài: 13/9/2017; Ngày biên tập: 19/9/2017; Ngày duyệt đăng: 27/9/2017. 100 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 9 - 2017 Đạo Tin Lành là tôn giáo ra đời trong cuộc cải cách tôn giáo ở Châu Âu thế kỷ 16. Tư tưởng thần học của tôn giáo này nhất quán xuyên suốt dựa .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN