tailieunhanh - Các quan niệm khác nhau về khái niệm không gian, không gian cảm giác, không gian vật lí và không gian hình học

Bài viết trình bày một số quan niệm khác nhau về khái niệm Không gian, đặc biệt là về các khái niệm Không gian cảm giác, Không gian vật lí, Không gian hình học và mối quan hệ cơ bản giữa ba loại không gian này. | Các quan niệm khác nhau về khái niệm không gian, không gian cảm giác, không gian vật lí và không gian hình học TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 16, Số 11 (2019): 745-756 Vol. 16, No. 11 (2019): 745-756 ISSN: 1859-3100 Website: Bài báo nghiên cứu1 CÁC QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỀ KHÁI NIỆM KHÔNG GIAN, KHÔNG GIAN CẢM GIÁC, KHÔNG GIAN VẬT LÍ VÀ KHÔNG GIAN HÌNH HỌC Trần Phú Điền1, Lê Văn Tiến2* 1 Trường Phổ thông Năng khiếu – ĐHQG TPHCM 2 Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TPHCM * Tác giả liên hệ: Lê Văn Tiến – Email: tienlevan@ Ngày nhận bài: 01-8-2019; ngày nhận bài sửa: 09-9-2019; ngày duyệt đăng: 15-10-2019 TÓM TẮT Bài báo trình bày một số quan niệm khác nhau về khái niệm Không gian, đặc biệt là về các khái niệm Không gian cảm giác, Không gian vật lí, Không gian hình học và mối quan hệ cơ bản giữa ba loại không gian này. Đây là những yếu tố cơ sở làm nền tảng cho nghiên cứu vận dụng các kiến thức về không gian và mối quan hệ giữa các loại không gian vào dạy học toán với mục tiêu gắn dạy học với thực tiễn và tăng cường tính liên môn giữa toán và vật lí. Từ khóa: Không gian; Không gian cảm giác; Không gian vật lí; Không gian hình học 1. Đặt vấn đề Dạy học gắn với thực tiễn và bảo đảm tính tích hợp, liên môn là một trong những mục tiêu quan trọng trong đổi mới giáo dục ở nhiều nước. Ở Việt Nam, so với các chương trình trước đây, chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018 đặc biệt nhấn mạnh hơn mục tiêu này. Mục “Hoạt động thực hành và trải nghiệm” – một sáng tạo sư phạm mới của thể chế, chiếm 5% đến 7% thời lượng chương trình từ tiểu học đến trung học phổ thông – được xem như là một minh chứng rõ nét nhất cho mong muốn gắn kiến thức cần giảng dạy với thực tiễn và tích hợp liên môn với môn học khác. Làm sao thực hiện và mô tả được sự kết nối giữa tình huống thực tiễn và tình huống học .