tailieunhanh - Mối quan hệ Tam giáo qua chương “Không Thanh” trong Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh
“Không Thanh” mở đầu cho Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh là chương quan yếu của tác phẩm, đưa ra nguyên tắc, nguyên lý triển khai cho các chương còn lại. | Mối quan hệ Tam giáo qua chương “Không Thanh” trong Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh Nghiên cứu Tôn giáo. Số 8 – 2017 3 TRẦN THỊ THÚY NGỌC* MỐI QUAN HỆ TAM GIÁO QUA CHƯƠNG “KHÔNG THANH” TRONG TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH Tóm tắt: “Không Thanh” mở đầu cho Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh là chương quan yếu của tác phẩm, đưa ra nguyên tắc, nguyên lý triển khai cho các chương còn lại. Các chương khác trong tác phẩm đã nêu lên một tiếng nói mới, một nhận thức mới về Thiền Phật, nhằm mục đích đưa Phật giáo trở lại nhập thế, tùy tục như thời Lý - Trần và đem lại sức số ng mới cho hê ̣ tư tưởng thời đại đang bế tắ c khi đó . Đây là tác phẩm lớn cuối cùng mà Ngô Thì Nhậm khởi xướng, nên những gì tinh túy nhất mà ông đúc kết qua cuộc đời dấn thân vào xã hội đầy biến động cũng được gửi gắm vào đây. Từ khóa: Tam giáo, Không Thanh, Ngô Thì Nhậm. Dẫn nhập Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh là tác phẩm lớn cuối cùng của Ngô Thì Nhậm và các đạo hữu, mang tính chất một chuyên luận về triết học Nho - Phật - Đạo. Ban đầu, tác phẩm có tên Đại Chân Viên Giác Thanh (thanh âm lớn, chân thực của Kinh Viên giác). Kinh Viên giác với 12 chương, tổng cộng hơn mười ba ngàn chữ đã dung chứa toàn bộ tinh yếu nghĩa lý uyên áo của Phật giáo. Những phạm trù cơ bản trong triết lý Phật giáo nói chung, Kinh Viên giác nói riêng, được Hải Lượng thiền sư Ngô Thì Nhậm không những tiếp thu, thể nghiệm mà còn hình tượng hóa thành một công trình nghệ thuật ngôn từ độc đáo: Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh. Bằng Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh và chương Không Thanh mở đầu tuyên ngôn về sự hòa hợp Nho, Phật, Ngô Thì Nhậm và đạo hữu không chỉ đã đánh một dấu mốc son cho sự phát triển lý luận trong truyền thống hòa đồng Tam giáo của Việt Nam nói riêng mà còn cho trình độ phát triển tư duy lý luận của tư tưởng Việt Nam tới thế kỷ XVIII nói chung. * Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ngày nhận bài: 19/7/2017; Ngày biên tập: .
đang nạp các trang xem trước