tailieunhanh - Giao thương ngầm giữa Quảng Châu và Huế một thương vụ bí ẩn về chiếc chuông đúc năm 1693

Bài viết nghiên cứu giao thương ngầm giữa Quảng Châu và Huế một thương vụ bí ẩn về chiếc chuông đúc năm 1693 thông qua: Chiếc chuông [1693] dưới góc nhìn kỹ thuật; bài văn khắc; nhà sư Đại Sán và mối quan hệ thế tục; luận giải những lý do về chiếc chuông không được đưa ra khỏi Quảng Châu. | Giao thương ngầm giữa Quảng Châu và Huế một thương vụ bí ẩn về chiếc chuông đúc năm 1693 106 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (153) . 2019 TƯ LIỆU GIAO THƯƠNG NGẦM GIỮA QUẢNG CHÂU VÀ HUẾ MỘT THƯƠNG VỤ BÍ ẨN VỀ CHIẾC CHUÔNG ĐÚC NĂM 1693(*) Nguyên tác: Claudine Lombard-Salmon(**) Người dịch: Phan Đăng Nữ(***) Trong chuyến tham quan Bảo tàng Lịch sử tỉnh Quảng Đông ở thành phố Quảng Châu vào năm 2003, chúng tôi đã bị cuốn hút bởi hai chiếc chuông bằng đồng lớn, đặt tại sảnh của bảo tàng trên một bệ đúc xi-măng, không có lời chú thích nhưng trên thân chuông có văn khắc. Chiếc chuông cổ nhất, năm Đinh Vị (dingwei 丁未)(****) niên hiệu Vạn Lịch (Wanli 萬曆) đời nhà Minh (1607), do Trầm Chính Long (Chen Zhenglon 沈正隆) – viên quan thanh tra vùng vào thời kỳ đó tặng cho am Trường Thọ (Changshou an 長壽庵), nằm ở phía tây của thành phố, một năm sau khi am hoàn thành.(1) Theo bài văn khắc được thảo bởi quan Thái thú quận Nam Hải (Nanhai 南海)Lưu Đình Nguyên (Liu Tingyuan 劉廷元), người Chiết Giang (Zhejiang 浙江), chuông do các xưởng đúc của đội bảo vệ hàng hải thành phố đúc và có trọng lượng trên 1200 livres. Qua bản văn khắc và phong cách quai chuông dạng con bồ lao (Fulao 蒲牢) hay con rồng hai đầu,(2) người ta đánh giá nó có chất lượng rất bình thường (xem hình minh họa 2 và 3). Chiếc chuông thứ hai nhẹ và nhỏ hơn, đặc biệt khiến chúng tôi băn khoăn vì niên hiệu của nó đề năm Chính Hòa 14 (Zhenghe 正和), nhưng không xác định triều đại và niên hiệu ấy cũng không tồn tại ở đế chế Trung Hoa. Tuy nhiên nội dung văn khắc đề cập đến một vị “Nam Hoàng Quốc sư” (Nanhuangguo shi 南 皇囻師),(3) nội dung rõ ràng mà người ta nhìn thấy ở đây trình bày theo lịch đã sử dụng của chúa Nguyễn 阮 xứ Đàng Trong (miền Trung Việt Nam), nó khác với lịch triều đại nhà Lê 黎 và niên đại Chính Hòa 14 tức là năm 1693 theo dương lịch (xem hình 4 và 5). * Nguyên chú: Ở đây, chúng tôi muốn cảm ơn những chú thích của Mme Michèle Pirazzoli-t’Serstevens, Quý ông Nguyễn

TÀI LIỆU LIÊN QUAN