tailieunhanh - Chính sách bài Phật giáo của Đường Vũ Tông và pháp nạn Hội Xương (842-846)

Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung trình bày chính sách bài Phật của Đường Vũ Tông và pháp nạn Hội Xương trên các khía cạnh tiến trình, nguyên nhân và hệ quả. | Chính sách bài Phật giáo của Đường Vũ Tông và pháp nạn Hội Xương (842-846) Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 – 2017 33 NGUYỄN ANH TUẤN* CHÍNH SÁCH BÀI PHẬT GIÁO CỦA ĐƯỜNG VŨ TÔNG VÀ PHÁP NẠN HỘI XƯƠNG (842-846) Tóm tắt: Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc, thời Đường có thể coi là thời kỳ Phật giáo phát triển lên đến đỉnh cao. Tuy nhiên, cũng chính trong thời kỳ này, Phật giáo vấp phải một giai đoạn bị bài trừ gay gắt dẫn đến suy thoái, khiến cho Phật giáo Trung Quốc sau này không còn đạt được đỉnh cao như trước. Giai đoạn đó thường được gọi là Pháp nạn Hội Xương, kéo dài từ năm 842 đến năm 846 do chính sách bài Phật của Đường Vũ Tông. Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung trình bày chính sách bài Phật của Đường Vũ Tông và pháp nạn Hội Xương trên các khía cạnh tiến trình, nguyên nhân và hệ quả. Từ khóa: Phật giáo, bài Phật, pháp nạn Hội Xương, Đường Vũ Tông. 1. Đường Vũ Tông và diễn tiến pháp nạn Hội Xương (842-846) Trong phần thứ nhất này, tác giả dựa trên các tư liệu gốc như Cựu Đường Thư, Tân Đường Thư - hai bộ chính sử viết về thời Đường (tư liệu lịch đại) - và tập nhật ký Nhập Đường cầu pháp tuần lễ hành ký của tăng nhân Ennin người Nhật Bản sống tại Trung Hoa thời Đường (tư liệu đồng đại) để khái quát chính sách bài Phật của Đường Vũ Tông và tiến trình thực hiện chính sách ấy. Trước hết, xin giới thiệu đôi nét về hoàng đế Đường Vũ Tông. Đường Vũ Tông ( 唐武宗 ) sinh năm 814, mất năm 846, tên thật là Lý Triền (李瀍 ) hay Lý Viêm ( 李炎 ), là vị hoàng đế thứ 16 triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con trai thứ năm của Đường Mục Tông và Tuyên Ý hoàng hậu Vi thị, em trai của Đường Kính Tông và Đường Văn Tông. Ông được các thái giám ủng hộ lên ngôi sau cái chết của người anh là Đường Văn Tông vào năm 840. Trong thời gian tại vị của mình (840-846), ông để lại dấu ấn sâu đậm nhất với chính * Khoa Đông phương học, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Hà Nội. Ngày nhận bài 14/6/2017; Ngày biên

TỪ KHÓA LIÊN QUAN