tailieunhanh - Khái quát lịch sử xã hội của ba hệ phái Tin Lành được công nhận về tổ chức ở Việt Nam vào đầu thế kỷ 21

Nghiên cứu này tập trung vào lịch sử phát triển của một số hệ phái Tin Lành nổi bật được Ban Tôn giáo Chính phủ chính thức công nhận trong thời kỳ đầu của thiên niên kỷ. Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm Việt Nam, Hội Thánh Mennonite Việt Nam và Tổng Hội Báp-tít Việt Nam (Ân Điển Nam Phương) là ba trong số mười một hệ phái Tin Lành được đặc biệt lựa chọn cho nghiên cứu này. | Khái quát lịch sử xã hội của ba hệ phái Tin Lành được công nhận về tổ chức ở Việt Nam vào đầu thế kỷ 21 64 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2017 WONG AI KHIM* (Vương Tâm) KHÁI QUÁT LỊCH SỬ XÃ HỘI CỦA BA HỆ PHÁI TIN LÀNH ĐƯỢC CÔNG NHẬN VỀ TỔ CHỨC Ở VIỆT NAM VÀO ĐẦU THẾ KỶ 21 Tóm tắt: Trong lịch sử Việt Nam, tôn giáo vừa đóng vai trò gắn kết người dân vừa đẩy mạnh tầm quan trọng của việc thừa nhận tôn giáo của một cá nhân, trong đó có đạo Tin Lành (Protestant Christianity) tại Việt Nam. Nghiên cứu này tập trung vào lịch sử phát triển của một số hệ phái Tin Lành nổi bật được Ban Tôn giáo Chính phủ chính thức công nhận trong thời kỳ đầu của thiên niên kỷ. Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm Việt Nam, Hội Thánh Mennonite Việt Nam và Tổng Hội Báp-tít Việt Nam (Ân Điển- Nam Phương) là ba trong số mười một hệ phái Tin Lành được đặc biệt lựa chọn cho nghiên cứu này. Nghiên cứu này sử dụng các phương pháp phỏng vấn, thu thập thông tin qua phiếu điều tra, các bài tham luận và các tài liệu uy tín được xuất bản. Những biến cố xảy ra trong thời kỳ thuộc địa, các cuộc cách mạng trong nước và chiến tranh cuối thế kỷ 19 đã làm“gián đoạn” việc ghi chép lịch sử đạo Tin Lành tại Việt Nam. Việc bảo tồn những dấu ấn khác nhau trong lịch sử xã hội thông qua sự phát triển của từng Hội Thánh là điều cần thiết vì chúng đóng vai trò là di sản phi vật thể trong lịch sử Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Tin Lành, lịch sử xã hội, Việt Nam. Dẫn nhập Bài nghiên cứu này hướng tới lịch sử xã hội thông qua việc tập trung vào sự phát triển ba hệ phái Tin Lành nổi bật đã được Ban Tôn giáo Chính phủ chính thức công nhận vào đầu thế kỷ 21. Lịch sử xã hội được nghiên cứu dưới góc nhìn của sự kết nối chặt chẽ giữa quá * Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển, Đại học Quốc gia, Hà Nội. Ngày nhận bài: 30/6/2017; Ngày biên tập: 15/7/2017; Ngày duyệt đăng: 28/7/2017. Wong Ai Khim (Vương Tâm). Khái quát lịch sử xã hội 65 khứ và hiện tại thông qua quá trình .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.