tailieunhanh - Thanh nhạc lý thuyết và thực hành - Bài 4: Tư thế đứng ngồi trong ca hát
Tư thế đứng để hát là tốt nhất, nhưng đứng lâu mau mệt, nên trong các buổi tập dượt có thể ngồi để hát, chỉ đứng khi cần hát thử một số đoạn hoặc cả bài, sau khi đã tập kỹ. Tài liệu cung cấp những kiến thức về tư thế đứng, tư thế ngồi trong ca hát, phần thực tập và một số câu hỏi ôn tập. | Thanh nhạc lý thuyết và thực hành - Bài 4: Tư thế đứng ngồi trong ca hát Luyen Thanh Page 1 of 4 BÀI 4 : TƯ THẾ ĐỨNG NGỒI TRONG CA HÁT DÀN BÀI 1. Tư thế đứng 2. Tư thế ngồi 3. Phần Thực Tập 4. Câu Hỏi Ôn Tập Tư thế đứng để hát là tốt nhất, nhưng đứng lâu mau mệt, nên torng các buổi tập dượt có thể ngồi để hát, chỉ đứng khi cần hát thử một số đoạn hoặc cả bài, sau khi đã tập kỹ. Dù đứng hay ngồi, người ca viên cũng phải đứng ngồi cho đúng tư thế, nếu không sẽ ảnh hưởng đến cột hơi, do lồng ngực hoặc bụng bị đè nén hay bóp méo, tác động xấu đến âm thanh phát ra. Do đó, cần lưu tâm rèn luyện và uốn nắn tư thế cho phù hợp. I. TƯ THẾ ĐỨNG 1. Thẳng lưng : (thẳng xương sống : không gù lưng, không ẹo qua trái hoặc phải, không ưỡn người ra sau). Tạo ra một trụ đỡ, trên đó các cử động của toàn thân được phối hợp và hoạt động dễ dàng. 2. Thẳng đầu : Đầu thẳng góc với vai, không nghiêng qua trái hay qua phải, không nâng cằm lên, không rướn cổ ra trước, không ép cằm xuống cổ. Có như vậy thì các cơ bắp ở cổ họng sẽ hoạt động dễ dàng, không bị cản trở. 3. Ngực vươn ra thoải mái giúp cho hơi thở được dễ dàng, vai không nhô lên, không thõng xuống. 4. Hai tay để xuôi hai bên hông, khi không cầm sách hát. Nếu hai tay cầm sách thì để ngang tầm vai, để có thể vừa nhìn sách vừa nhìn thấy người điều khiển, không cao quá che mặt, che tiếng ; không thấp quá, mắt sẽ không theo dõi người điều khiển được, đồng thời đầu cúi quá ảnh hưởng đến âm thanh. Hai cánh tay sau hơi đưa ra phía trước, cách hông khoảng 45 độ. Cả hai tay đều giữ sách, nhưng tay trái là chủ yếu để tay phải có thể giở trang sách khi cần. 5. Hai bàn chân cách nhau, bàn chân trái nhích lên trước một ít, giúp cho ca viên thăng bằng, vững chắc, thoải mái và lanh lợi. Sức nặng của thân chủ yếu dồn lên hai phần trước của lòng bàn chân. 6. Toàn thân hơi nghiêng về trước, luôn thẳng về trước, kết hợp tư thế hai bàn chân, .
đang nạp các trang xem trước