tailieunhanh - Tư tưởng "bất vong bản" thể hiện cội nguồn đạo lý Á Đông đặc trưng của công tử Hường Thiết (khảo sát qua văn bia mộ Lục Khanh Hường Thiết)
Bài viết trình bày vài nét về lăng mộ hợp khoáng sinh phần và văn bia về Lục Khanh Hường Thiết, nguyên tác hán văn, phiên âm, dịch nghĩa văn bia mộ Hường Thiết, giá trị tư liệu của văn bia mộ Lục Khanh Hường Thiết: những nhận định bước đầu. | Tư tưởng "bất vong bản" thể hiện cội nguồn đạo lý Á Đông đặc trưng của công tử Hường Thiết (khảo sát qua văn bia mộ Lục Khanh Hường Thiết) Nghiên cứu - Trao đổi TƯ TƯỞNG “BẤT VONG BẢN” THỂ HIỆN CỘI NGUỒN ĐẠO LÝ Á ĐÔNG ĐẶC TRƯNG CỦA CÔNG TỬ HƯỜNG THIẾT (khảo sát qua văn bia mộ Lục Khanh Hường Thiết) ? Võ Vinh Quang * 1. Dẫn đề Lục Khanh Hường Thiết là một trong những danh nhân văn hóa tiêu biểu của vùng đất Đế đô cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Nguyễn Phúc Hường Thiết (1850 - 1937), con trai thứ 18 của Đức Ông Tuy Lý Vương Miên Trinh và bà Nguyên cơ Phạm Thị Thìn - sinh ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Dậu, niêu hiệu Tự Đức thứ 2 (tức ngày ) tại Huế, tự Lục Khanh 彔 卿, hiệu Tiểu Thảo 小草, Liên Nghiệp Hiên 連業軒, pháp danh Thanh Thiện Được sinh ra trong một gia đình Hoàng thân tiêu biểu với truyền thống thi thư lễ nhạc vẹn toàn, Hường Thiết đã kế thừa và phát triển tinh hoa giáo dục từ “nếp nhà” một cách cao đẹp nhất. Nếu công tử Hường Khẳng (phòng Tùng Thiện Vương) luôn thể hiện mình là một nhà nho đức cao vọng trọng, được nhiều người Pháp kính trọng và tôn xưng là “THẦY” (như ông Hyppolyte Le Breton khi viết về cuộc đời và sự nghiệp của Hường Khẳng, đăng trên BAVH - Những người bạn cố đô Huế - số 2 năm 1936) thì công tử Hường Thiết (phòng Tuy Lý Vương) Toàn cảnh văn bia (trong nhìn ra). lại là người am tường nhiều lĩnh vực của văn minh phương Tây, thường “cùng bàn luận về pháp luật tốt Yếu tố nền tảng Tây phương ấy là “cái để hành” với đẹp của các nước Âu - Mỹ, khiến cho các quan sứ Pháp đời. Còn, “cái ẩn tàng” chất chứa trong chính con tim khâm phục trình độ thông bác, càng thêm kính trọng” và trí tuệ của ông chính là đạo lý Á Đông, với tinh thần (văn bia mộ Lục Khanh Hường Thiết). Điều đó chứng cốt tủy “bất vong bản” (không quên gốc rễ, nguồn tỏ rằng các bậc thức giả người Việt đương thời như cội), đồng thời đó là đạo lý “xử gia vi thiện tối lạc” Hường Khẳng, Hường Thiết mỗi người một vẻ, và đều .
đang nạp các trang xem trước