tailieunhanh - Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, và xử trí các trường hợp mổ lấy thai vì rau tiền đạo tại khoa sản Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên năm 2015
Nghiên cứu này đặt ra nhằm tìm hiểu “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, và xử trí các trường hợp mổ lấy thai vì rau tiền đạo tại Khoa Sản Bệnh viện đa khoa trung Ương Thái Nguyên năm 2015”. | Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, và xử trí các trường hợp mổ lấy thai vì rau tiền đạo tại khoa sản Bệnh viện Đa khoa TW Thái Nguyên năm 2015 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016 NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, VÀ XỬ TRÍ CÁC TRƢỜNG HỢP MỔ LẤY THAI VÌ RAU TIỀN ĐẠO TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TW THÁI NGUYÊN NĂM 2015 Nguyễn Thị Ng , Nguyễn Thị B nh, Nông Hồng Lê Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Rau tiền đạo (RTĐ) là một trong những bệnh lý của bánh rau về vị trí rau bám: là nguyên nhân chảy máu trong ba tháng cuối của thời kỳ thai nghén, trong chuyển dạ và sau đẻ. Rau tiền đạo là một cấp cứu sản khoa vì có khả năng gây tử vong cho mẹ và con do chảy máu và đẻ non. Trong rau tiền đạo thì việc chẩn đoán và xử trí đúng có một tầm quan trọng đặc biệt và hiện nay mổ lấy thai vẫn là phƣơng pháp đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Nghiên cứu này đặt ra nhằm tìm hiểu “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, và xử trí các trƣờng hợp mổ lấy thai vì rau tiền đạo tại Khoa Sản Bệnh viện đa khoa trung ƣơng Thái Nguyên năm 2015”. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả cắt ngang, với 52 trƣờng hợp mổ lấy thai vì rau tiền đạo. Kết quả cho thấy: 92,3% các trƣờng hợp có triệu chứng ra máu âm đạo, tỷ lệ chảy máu tái phát chiếm 75%, đau bụng gặp ở 25% trƣờng hợp, Loại RTĐ trung tâm chiếm 57,7%, thiếu máu nhẹ 47,8%, tuổi thai khi mổ ≥ 38 tuần chiếm 61,5%, tỷ lệ cắt tử cung 13,5%. Từ Khóa: Rau tiền đạo, mổ lấy thai, Bệnh viện Đa Khoa Trung Ƣơng Thái Nguyên 2015 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rau tiền đạo là khi rau bám không bám hoàn toàn vào thân tử cung mà một phần hay toàn bộ bánh rau bám vào đoạn dƣới tử cung gây chảy máu và làm cho ngôi bình chỉnh không tốt gây đẻ khó[1]. Tỷ lệ RTĐ khác nhau tùy theo quần thể nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu và chẩn đoán, tùy theo những đặc điểm nhƣ tử cung có dị dạng, số lần mang thai, số lần đẻ, tiền sử phá thai, tiền sử mổ lấy thai, tiền .
đang nạp các trang xem trước