tailieunhanh - Nghiên cứu điều chế chitosan từ vỏ tôm, ứng dụng xử lý nấm mốc chân tường bằng hỗn hợp chitosan/TiO2
Bài viết tiến hành điều chế chitosan từ phế phẩm vỏ tôm bằng phương pháp hóa học thông qua các giai đoạn khử khoáng, khử protein và deacetyl. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng trong phản ứng deacetyl bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm và tối ưu hóa điều kiện phản ứng bằng phương pháp Box Willson. | Nghiên cứu điều chế chitosan từ vỏ tôm, ứng dụng xử lý nấm mốc chân tường bằng hỗn hợp chitosan/TiO2 LIÊN NGÀNH HÓA HỌC - CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ CHITOSAN TỪ VỎ TÔM, ỨNG DỤNG XỬ LÝ NẤM MỐC CHÂN TƯỜNG BẰNG HỖN HỢP CHITOSAN/TIO2 STUDY ON CHITOSAN PREPARATION FROM SHRIMP SHELLS, APPLICATION OF CHITOSAN/TIO2 MIXTURE IN MOULDY WALL BASE TREATMENT Lê Văn Thủy, Vũ Hoàng Phương Email: levanthuydhsd@ Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 11/3/2018 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 15/6/2018 Ngày chấp nhận đăng: 28/6/2018 Tóm tắt Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành điều chế chitosan từ phế phẩm vỏ tôm bằng phương pháp hóa học thông qua các giai đoạn khử khoáng, khử protein và deacetyl. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng trong phản ứng deacetyl bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm và tối ưu hóa điều kiện phản ứng bằng phương pháp Box Willson. Màng chitosan/TiO2 điều chế bằng phương pháp sol-gel. Phương pháp kính hiển vi điện tử quét được sử dụng để nghiên cứu hình thái bề mặt. Khả năng kháng nấm mốc của vật liệu chitosan/TiO2 được khảo sát trên các yếu tố như hàm lượng chitosan/môi trường Czapek và hàm lượng TiO2/chitosan. Kết quả cho thấy tại các điều kiện phản ứng deacetyl: nồng độ NaOH 50%, nhiệt độ 92oC và thời gian phản ứng 5,3 h, độ deacetyl đạt 91,9% và độ nhớt đạt 1163 cP. Khả năng kháng nấm cao nhất khi sử dụng chitosan/môi trường 6% và hàm lượng TiO2/chitosan 3%. Từ khóa: Chitosan; nấm mốc; kháng nấm; TiO2. Abstract In this study, we prepared chitosan from crust waste by chemical method through phases: demineral, deprotein and deacety. Study on the effect of factors in deacetyl reaction by experimental planning method and optimizing to conditions of reaction by Box Willson method. Chitosan membrance/TiO2 have prepared by sol-gel method. The scanning electron microscopy method is used to study the surface morphology of these membrances. Ability to against molds of chitosan/TiO2 was .
đang nạp các trang xem trước