tailieunhanh - Tiếp cận "đám đông" của ngành nghiên cứu truyền thông

Trong bài viết này, nhóm tác giả hướng tới việc xem xét những điều kiện cụ thể của môi trường truyền thông ở Việt Nam hiện nay - vốn được đặc trưng bởi vai trò tạo dư luận ngày càng quan trọng của truyền thông đại chúng và truyền thông xã hội – có ảnh hưởng như thế nào đến những hành động tập thể của “cộng đồng mạng”. Bằng cách sử dụng cụm “hành động tập thể”, chúng tôi muốn thao tác hoá lại khái niệm “đám đông” hiện đang được sử dụng một cách phổ biến với hàm ý ám chỉ những tác động tiêu cực của cộng đồng mạng trong những tranh cãi gay gát về các vấn đề xã hội gần đây. Dưới góc nhìn nghiên cứu báo chí-truyền thông, nhóm tác giả cho rằng môi trường truyền thông hiện nay đã có sự khác biệt tương đối lớn so với hoàn cảnh khái niệm trên lần đầu tiên được sử dụng cách nay hơn một thế kỷ rưỡi. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn gợi mở thêm góc tiếp cận Nghiên cứu Cảm giác (Affect Studies) trong nghiên cứu về những thực hành của cộng đồng mạng vốn đã có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn đến với lĩnh vực nghiên cứu truyền thông nói riêng và nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ngày nay. | Tiếp cận "đám đông" của ngành nghiên cứu truyền thông VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-7 Review Article Media Studies’ Approach in “The Crowd” Problems Vũ Hoàng Long*, Phan Văn Kiền University of Social Sciences and Humanities, 336 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi, Vietnam Received 03 March 2020 Revised 15 March 2020; Accepted 20 March 2020 Abstract: In this article, we aim to analyze particular conditions of the media landscape in recent days Vietnam – which is characterized by the domination of mass media and social media in constituting public opinions – that significantly affect collective actions from the online citizens. By using the concept “collective actions”, we design to reconceptualize the concept of “the crowd” which is used commonly to assert the detrimental affects of online citizens’ actions toward heated public debates nowadays. Through the framework of media and journalism studies, we suppose that contemporary media landscape is not the same as the social situation in approximately 150 years ago when Western scholars first used this concept. Moreover, we intend to provide the framework of Affect Studies in approaching online citizens’ practices that considerably influences the field of media studies in particular and Social Sciences and Humanities in general. Keywords: The crowd, collective actions, media theories, online citizens, affect studies.* __ * Corresponding author. E-mail address: 1 VNU Journal of Science: Policy and Management Studies, Vol. 36, No. 1 (2020) 1-7 Tiếp cận "đám đông" của ngành nghiên cứu truyền thông Vũ Hoàng Long*, Phan Văn Kiền Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 03 tháng 3 năm 2020 Chỉnh sửa ngày 15 tháng 3 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 3 năm .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN