tailieunhanh - Nghi lễ vòng đời người Công giáo (Trường hợp giáo xứ Phú Nhai, tỉnh Nam Định)
Bài viết này dựa trên những tư liệu điền dã dân tộc học qua nghiên cứu trường hợp giáo xứ Phú Nhai, xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định các năm 2008, 2014-2016. | Nghi lễ vòng đời người Công giáo (Trường hợp giáo xứ Phú Nhai, tỉnh Nam Định) 100 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1&2 - 2017 VŨ HỒNG THUẬT∗ NGHI LỄ VÒNG ĐỜI NGƯỜI CÔNG GIÁO (Trường hợp giáo xứ Phú Nhai, tỉnh Nam Định) Tóm tắt: Nghi lễ vòng đời người Công giáo giáo xứ Phú Nhai có nhiều điểm khác biệt với nghi lễ chu kỳ đời người của người Việt không Công giáo. Sự khác biệt này được thể hiện thông qua các phép bí tích của Công giáo Roma. Bài viết này dựa trên những tư liệu điền dã dân tộc học qua nghiên cứu trường hợp giáo xứ Phú Nhai, xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định các năm 2008, 2014-2016. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nghi lễ chu kỳ vòng đời người của giáo dân Phú Nhai đã và đang tham gia đóng góp làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam thông qua 6 trong 7 phép bí tích và đi cùng với nó là sự tạo dựng về mặt công năng xã hội trong đời sống văn hóa Công giáo ở Việt Nam đương đại. Qua đó, có thể thấy cuộc sống và văn hóa của người Công giáo Việt Nam rất đa dạng và nó là một phần quan trọng của văn hóa Việt Nam. Từ khóa: Giáo xứ Phú Nhai, người Việt, nghi lễ vòng đời người, Công giáo. Dẫn nhập Nghi lễ vòng đời người (còn gọi là nghi lễ đời người, chu kỳ đời người) của người Công giáo có một vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng giáo dân. Thông qua các phép bí tích chu kỳ đời người, có thể hiểu được nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống tinh thần, vũ trụ quan, nhân sinh quan cũng như các quan hệ xã hội của người Công giáo Việt Nam đương đại. Từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về người Công giáo, nhưng cho đến nay vẫn chưa có chuyên khảo nào về nghi lễ vòng đời người của giáo dân Phú Nhai dưới góc độ nhân học tôn giáo. Chúng tôi lựa chọn Phú Nhai làm địa điểm nghiên cứu trường hợp vì trước hết đây là một trong ∗ Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ngày nhận bài: 27/12/2016; Ngày biên tập: 20/01/2017; Ngày
đang nạp các trang xem trước