tailieunhanh - Giá trị văn hóa của mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà ở Bắc Giang

Bằng việc tập trung trình bày các khía cạnh khác nhau của mộc bản, như: Văn hóa Phật giáo, ngôn ngữ, văn học, thẩm mỹ hội họa và điêu khắc gỗ bài viết nhằm một lần nữa khẳng định lại những giá trị văn hóa phong phú của di sản mộc bản ở Việt Nam nói chung và mộc bản ở Bắc Giang nói riêng. | Giá trị văn hóa của mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà ở Bắc Giang Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1&2 - 2017 69 NGUYỄN NGỌC MAI* GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA MỘC BẢN CHÙA VĨNH NGHIÊM VÀ CHÙA BỔ ĐÀ Ở BẮC GIANG Tóm tắt: Việc UNESCO công nhận mộc bản lưu giữ tại chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà (Bắc Giang) là “di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương” tháng 5 năm 2012 đã khẳng định những giá trị quan trọng nhiều mặt của loại hình di sản chữ viết đặc biệt này. Bằng việc tập trung trình bày các khía cạnh khác nhau của mộc bản, như: Văn hóa Phật giáo, ngôn ngữ, văn học, thẩm mỹ hội họa và điêu khắc gỗ bài viết nhằm một lần nữa khẳng định lại những giá trị văn hóa phong phú của di sản mộc bản ở Việt Nam nói chung và mộc bản ở Bắc Giang nói riêng. Từ khóa: Giá trị, mộc bản, Bổ Đà, Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang, Phật giáo. 1. Khái quát về mộc bản ở Việt Nam Là một dạng những bản gỗ khắc chữ Hán Nôm dùng để in thành sách, mộc bản còn lại hiện nay ở Việt Nam phân bố tản mạn ở nhiều địa phương như chùa Quài (Đông Hưng, Thái Bình), chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà (Bắc Giang), chùa Dâu (Bắc Ninh) và một vài nơi khác, như: chùa Vạn Đức, Chúc Thánh (Hội An, Quảng Nam). Ngoài ra, còn một số lượng lớn mộc bản hiện đang được lưu giữ tại kho lưu trữ tại Đà Lạt (Lâm Đồng). Mộc bản còn lưu lại đến ngày nay hầu hết có niên đại từ thời Lê Mạt và Nguyễn. Dưới thời quân chủ, do nhu cầu phổ biến rộng rãi các chuẩn mực của xã hội, các điều luật bắt buộc dân chúng phải tuân theo và cũng để lưu truyền công danh sự nghiệp của các vua chúa, các sự kiện lịch sử,. triều đình đã cho khắc * Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Bài viết này tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước 2014-2017: Giá trị di sản mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm và chùa Bổ Đà tỉnh Bắc Giang do Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam chủ trì thực hiện nhiệm vụ của Bộ Khoa học và

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.