tailieunhanh - Những nghiên cứu cổ nhân học quan trọng của Việt Nam (1906 - 2018)
Bài viết này giới thiệu toàn bộ những thành tựu nghiên cứu quan trọng về di cốt người cổ ở Việt Nam trong hơn 100 năm qua. Qua tư liệu có thể thấy, từ sơ kỳ Đá cũ cách ngày nay hơn nửa triệu năm đã có con người đứng thẳng Homo erectus cư trú - đây là mốc khởi đầu cho lịch sử Việt Nam. Quá trình ra đời và phát triển của người cổ ở Việt Nam diễn ra liên tục từ Homo erectus - Homo sapiens - Homo sapiens sapiens. | Những nghiên cứu cổ nhân học quan trọng của Việt Nam (1906 - 2018) TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 9, Số 3, 2019 17–55 NHỮNG NGHIÊN CỨU CỔ NHÂN HỌC QUAN TRỌNG CỦA VIỆT NAM (1906 - 2018) Nguyễn Lân Cườnga* a Hội Khảo cổ học Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam * Tác giả liên hệ: Email: Lịch sử bài báo Nhận ngày 24 tháng 04 năm 2019 Chỉnh sửa ngày 31 tháng 07 năm 2019 | Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 08 năm 2019 Tóm tắt Bài viết này giới thiệu toàn bộ những thành tựu nghiên cứu quan trọng về di cốt người cổ ở Việt Nam trong hơn 100 năm qua. Qua tư liệu có thể thấy, từ sơ kỳ Đá cũ cách ngày nay hơn nửa triệu năm đã có con người đứng thẳng Homo erectus cư trú - đây là mốc khởi đầu cho lịch sử Việt Nam. Quá trình ra đời và phát triển của người cổ ở Việt Nam diễn ra liên tục từ Homo erectus - Homo sapiens - Homo sapiens sapiens. Tư liệu trên cũng cho phép chúng ta nhận thức về quá trình Sapiens hóa ở Việt nam là sớm và liên tục. Hơn nửa triệu năm trước là Homo erectus (hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai), Homo sapiens ở Làng Tráng (80,000BP), Hang Hùm, Thẩm Ồm (60,000BP), hang Ma Ươi (49,000BP), Homo sapiens sapiens ở Nhẫm Dương, Thung Lang, Kéo Lèng (40,000BP), người Sơn Vi (30,000 - 11,000BP), rồi đến quá trình pha trộn và hòa huyết để trở thành các tộc người như ngày nay. Kết quả của bài viết đã hệ thống và cập nhật nhất về nghiên cứu di cốt người cổ. Thông qua tư tiệu sẽ giúp chúng ta có những nhận thức đầy đủ hơn về quá trình hình thành và phát triển của các cộng đồng tộc người trên lãnh thổ Việt Nam. Từ khóa: Di cốt người; Homo erectus; Homo sapiens; Văn hóa Hòa Bình; Văn hóa Sơn Vi. DOI: (2019) Loại bài báo: Bài báo nghiên cứu gốc có bình duyệt Bản quyền © 2019 (Các) Tác giả. Cấp phép: Bài báo này được cấp phép theo CC BY-NC-ND 17 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [ĐẶC SAN KHẢO CỔ HỌC VÀ DÂN TỘC HỌC] THE MOST IMPORTANT HUMAN ORIGINS .
đang nạp các trang xem trước