tailieunhanh - Kết quả nghiên cứu thành Cổ Loa (2007-2014): Tư liệu và thảo luận

Bài viết này giới thiệu tư liệu nghiên cứu thành Cổ Loa trong giai đoạn 2007 - 2014. Thông qua tư liệu sẽ trình bày một số nhận thức, thảo luận về kỹ thuật và các giai đoạn xây/đắp thành lũy; Đặc trưng và niên đại; Đặc biệt là lịch sử thành có mối quan hệ như thế nào với quá trình dựng nước thời An Dương Vương. | Kết quả nghiên cứu thành Cổ Loa (2007-2014): Tư liệu và thảo luận TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 9, Số 3, 2019 98–123 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÀNH CỔ LOA (2007 - 2014): TƯ LIỆU VÀ THẢO LUẬN Trịnh Hoàng Hiệpa* a Viện Khảo cổ học, Hà Nội, Việt Nam * Tác giả liên hệ: Email: hiepkch@ Lịch sử bài báo Nhận ngày 15 tháng 04 năm 2019 Chỉnh sửa ngày 19 tháng 05 năm 2019 | Chấp nhận đăng ngày 01 tháng 08 năm 2019 Tóm tắt Kết quả khai quật tại thành Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội) năm 2007 - 2014 cung cấp nhiều tư liệu mới liên quan đến các giai đoạn xây dựng, kỹ thuật và các kiến trúc phụ trợ khác. Theo kết quả nghiên cứu, thành cổ Cổ Loa do vua An Dương Vương xây dựng đã kế thừa ngôi thành trước đó - thành/thành lũy của một ngôi làng phòng thủ tương tự như một hệ thống xã hội như tù trưởng ở giai đoạn muộn của văn hóa Đông Sơn. Tòa thành do An Dương Vương xây dựng lớn hơn nhiều lần so với tòa thành có từ trước, do đó khối lượng công việc phải làm tương đương với một hệ thống xã hội với thực thể chính trị tập trung hoạt động như một nhà nước. Nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng, quy mô và kiến trúc của tòa thành thể hiện phong cách Việt Nam, rất khác biệt so với phong cách của nhà Hán. Sau thời kỳ vua An Dương Vương, thành Cổ Loa đã được tu sửa nhiều lần ở Thành Trung và Thành Ngoại, mà một trong những lần đó thuộc nhà Lê. Bài viết này giới thiệu tư liệu nghiên cứu thành Cổ Loa trong giai đoạn 2007 - 2014. Thông qua tư liệu sẽ trình bày một số nhận thức, thảo luận về kỹ thuật và các giai đoạn xây/đắp thành lũy; Đặc trưng và niên đại; Đặc biệt là lịch sử thành có mối quan hệ như thế nào với quá trình dựng nước thời An Dương Vương. Từ khóa: An Dương Vương; Thành Cổ Loa; Văn hóa Đông Sơn. DOI: (2019) Loại bài báo: Bài báo nghiên cứu gốc có bình duyệt Bản quyền © 2019 (Các) Tác giả. Cấp phép: Bài báo này được cấp phép theo CC BY-NC-ND 98 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.