tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh khai thác và vận dụng một bài tập sách giáo khoa hình học 12 nhằm rèn luyện năng lực tư duy lôgíc cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm mục đích đưa lại hiệu quả trong giảng dạy đặc biệt là ôn thi học sinh giỏi và đại học cho học sinh khối 12; nâng cao năng lực tư duy logíc cũng như chất lượng dạy học chủ đề hình học không gian cho học sinh trường THPT Như Thanh. | Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác và vận dụng một bài tập sách giáo khoa hình học 12 nhằm rèn luyện năng lực tư duy lôgíc cho học sinh I MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài. Ở trường THPT dạy toán là hoạt động toán học cho học sinh trong đó giải toán là hình thức chủ yếu. Để rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh ngoài việc trang bị tốt kiến thức cơ bản cho các em giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát triển mở rộng kết quả các bài toán cơ bản có trong sách giáo khoa để các em có cơ hội suy nghĩ tìm tòi những kết quả mới sau mỗi bài toán. Thực tế ở các nhà trường phổ thông hiện nay phần lớn giáo viên chưa có thói quen khai thác và phát triển một bài toán thành chuỗi các bài toán liên quan cho học sinh. Mà chủ yếu chỉ dừng lại ở các bài tập đơn lẻ làm cho học sinh thụ động khó tìm được mối liên hệ giữa các kiến thức đã học. Cho nên khi gặp một bài toán mới các em không biết xuất phát từ đâu . Những kiến thức cần sử dụng là gì . Nó liên quan như thế nào với các bài toán đã học . Trong thực tiễn giảng dạy của bản thân tôi thấy việc tìm tòi mở rộng các bài tập sách giáo khoa là phương pháp học khoa học có hiệu quả nhất của một tiết bài tập. Phát triển từ dễ đến khó là con đường phù hợp cho học sinh khi rèn luyện kỹ năng giải toán. Việc tìm tòi để phát triển mở rộng các bài toán làm tăng thêm hứng thú học tập óc sáng tạo của học sinh. Từ đó giúp các em có cơ sở khoa học khi phân tích phán đoán tìm lời giải cho các bài toán khác và ngày càng tự tin hơn vào khả năng giải toán của mình. Trong quá trình giảng dạy bộ môn Toán đặc biệt là bồi dưỡng học sinh giỏi đối với giáo viên gặp không ít khó khăn nhất là nguồn tại liệu để phục vụ cho giảng dạy phải có tính hệ thống theo từng chuyên đề khai thác sâu từ những kiến thức cơ bản của sách giáo khoa. Để có được điều đó đối với giáo viên không ngừng nghiên cứu và có ý thức tích lũy một cách có hệ thống theo từng mảng kiến thức trong suốt quá trình giảng dạy cũng như sắp xếp nó theo một hệ thống có tính logic cao. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN