tailieunhanh - Tài liệu mới về địa tầng và địa mạo đảo Lý Sơn

Các đá cấu tạo đảo Lý Sơn có tuổi Holocen muộn, được phân chia thành 5 phân vị địa tầng từ trẻ đến cổ, gồm: 1) tích tụ biển hiện đại (Q2 ); 2) trầm tích biển thềm 1 (Q2 ); 3) bazan dòng chảy (Q2 ) và trầm tích vụn núi lửa phun nổ (Q2 3c); 4) cát kết san hô (Q2 3b) và 5) đá rạn san hô (Q2 3a). Địa mạo đảo Lý Sơn được đặc trưng bởi: các núi lửa phun nổ nhô cao trên đảo phổ biến có miệng dạng trũng, bazan dòng chảy hình thành lớp phủ thấp dưới chân các núi lửa; thềm biển và bãi biển chủ yếu cấu tạo bởi cát kết san hô, đá rạn san hô phân bố xung quanh đảo. Sự phá hủy đáng kể của sóng biển vào sườn núi lửa và lớp phủ bazan đã hình thành các dạng địa hình lý thú ven đảo như: vách biển, hang biển, bờ biển đá, tháp đá , trong đó hấp dẫn nhất là vách biển Hang Câu - Chùa Hang, nơi để lộ mặt cắt cấu trúc núi lửa và quan hệ địa tầng giữa đá vụn núi lửa phủ trên các lớp cát kết san hô. | Tài liệu mới về địa tầng và địa mạo đảo Lý Sơn Khoa học Tự nhiên Tài liệu mới về địa tầng và địa mạo đảo Lý Sơn Hà Quang Hải*, Hoàng Thị Phương Chi Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Ngày nhận bài 21/10/2019; ngày chuyển phản biện 24/10/2019; ngày nhận phản biện 25/11/2019; ngày chấp nhận đăng 10/12/2019 Tóm tắt: Các đá cấu tạo đảo Lý Sơn có tuổi Holocen muộn, được phân chia thành 5 phân vị địa tầng từ trẻ đến cổ, gồm: 1) tích tụ biển hiện đại (); 2) trầm tích biển thềm 1 (); 3) bazan dòng chảy () và trầm tích vụn núi lửa phun nổ (Q23c); 4) cát kết san hô (Q23b) và 5) đá rạn san hô (Q23a). Địa mạo đảo Lý Sơn được đặc trưng bởi: các núi lửa phun nổ nhô cao trên đảo phổ biến có miệng dạng trũng, bazan dòng chảy hình thành lớp phủ thấp dưới chân các núi lửa; thềm biển và bãi biển chủ yếu cấu tạo bởi cát kết san hô, đá rạn san hô phân bố xung quanh đảo. Sự phá hủy đáng kể của sóng biển vào sườn núi lửa và lớp phủ bazan đã hình thành các dạng địa hình lý thú ven đảo như: vách biển, hang biển, bờ biển đá, tháp đá , trong đó hấp dẫn nhất là vách biển Hang Câu - Chùa Hang, nơi để lộ mặt cắt cấu trúc núi lửa và quan hệ địa tầng giữa đá vụn núi lửa phủ trên các lớp cát kết san hô. Từ khóa: cù lao Bờ Bãi, cù lao Ré, địa mạo, địa tầng, Lý Sơn. Chỉ số phân loại: Đặt vấn đề ý kiến khác nhau, có thể tóm lược như sau: Nguyễn Kinh Quốc (1995) [1] phân chia bazan cù lao Ré thành hai phần: Huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi gồm đảo Lớn (cù phần dưới chưa lộ đáy gồm vài lớp mỏng bazan xen kẹp lao Ré) và đảo Bé (cù lao Bờ Bãi) có tổng diện tích xấp xỉ trầm tích vụn (cát mịn, sạn, cuội dăm và cát sét lẫn vật liệu 10 km2, cách thành phố Quảng Ngãi 15 hải lý về phía đông phun trào bazan) dày 30-70 m; phần trên là basan bọt xốp, (hình 1). độ rỗng lớn, hyalobazan, bazan kiềm, bom và tro núi lửa, dày 30-50 m. Chúng tạo nên 5 họng núi lửa trẻ ở nam cù lao Ré và

TÀI LIỆU LIÊN QUAN