tailieunhanh - Một cải tiến của cây KD-Tree cho bài toán tìm kiếm ảnh

Tìm kiếm ảnh là một bài toán được quan tâm và đã có nhiều phương pháp được công bố trong thời gian gần đây. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả xây dựng cây BKD-Tree, là một cải tiến của cây KD-Tree, bao gồm: (1) lưu trữ các đối tượng đa chiều tại nút lá của cây để tạo ra một mô hình phân cụm trên cơ sở phương pháp học bán giám sát; (2) tạo ra một cấu trúc cây nhị phân cân bằng nhằm tăng hiệu suất cho bài toán tìm kiếm ảnh. | Một cải tiến của cây KD-Tree cho bài toán tìm kiếm ảnh Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 19 (2) (2019) 135-146 MỘT CẢI TIẾN CỦA CÂY KD-TREE CHO BÀI TOÁN TÌM KIẾM ẢNH Nguyễn Thị Định1*, Lê Thị Vĩnh Thanh2, Nguyễn Thế Hữu1, Nguyễn Văn Thịnh1 1 Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm 2 Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu *Email: dinhnt@ Ngày nhận bài: 10/10/2019; Ngày chấp nhận đăng: 06/12/2019 TÓM TẮT Tìm kiếm ảnh là một bài toán được quan tâm và đã có nhiều phương pháp được công bố trong thời gian gần đây. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả xây dựng cây BKD-Tree, là một cải tiến của cây KD-Tree, bao gồm: (1) lưu trữ các đối tượng đa chiều tại nút lá của cây để tạo ra một mô hình phân cụm trên cơ sở phương pháp học bán giám sát; (2) tạo ra một cấu trúc cây nhị phân cân bằng nhằm tăng hiệu suất cho bài toán tìm kiếm ảnh. Dựa trên cơ sở lý thuyết đã đề nghị, nhóm tác giả đề xuất mô hình truy vấn ảnh trên cây BKD-Tree đồng thời thực nghiệm trên bộ ảnh ImageCLEF (gồm ảnh). Kết quả thực nghiệm được so sánh với một số công trình gần đây trên cùng bộ dữ liệu để minh chứng tính hiệu quả của phương pháp đã được đề xuất. Kết quả thực nghiệm cho thấy, phương pháp của nhóm tác giả là hiệu quả và có thể áp dụng được cho các hệ thống tìm kiếm ảnh tương tự theo nội dung. Từ khóa: KD-Tree, độ đo tương tự, phân cụm, ảnh tương tự, truy vấn ảnh. 1. TỔNG QUAN Dữ liệu đa phương tiện tăng nhanh theo thời gian đã thúc đẩy việc nghiên cứu và triển khai các phương pháp tìm kiếm ảnh [1]. Trong những thập niên gần đây, bài toán tìm kiếm ảnh đã được thực hiện bởi khá nhiều phương pháp như tìm theo từ khóa TBIR (Text-based Image Retrieval), tìm theo nội dung CBIR (Content-based Image Retrieval) hay tìm theo ngữ nghĩa SBIR (Semantic-based Image Retrieval) và nhiều công trình nghiên cứu đã công bố [1, 2]. Việc tìm kiếm ảnh cần thực hiện trên tập dữ liệu lớn, do đó việc gom cụm dữ liệu theo các chủ đề trong vấn

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.