tailieunhanh - Ứng dụng công nghệ sinh thái để xử lý dinh dưỡng từ nước thải chế biến tinh bột sắn

Bằng việc bố trí các thí nghiệm vận hành theo mẻ và vận hành liên tục, nhóm nghiên cứu thu được kết quả Tổng N và COD sau xử lý đạt giới hạn cho phép cột A theo QCVN 63:2017/BTNMT khi lượng cây chuối nước (Heliconia psittacorum Sessé) được bố trí với mật độ 20% với thời gian lưu nước 5 ngày. | Ứng dụng công nghệ sinh thái để xử lý dinh dưỡng từ nước thải chế biến tinh bột sắn Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 19 (2) (2019) 58-66 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH THÁI ĐỂ XỬ LÝ DINH DƯỠNG TỪ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN TINH BỘT SẮN Võ Đình Long1*, Nguyễn Công Cẩn1, Trần Xuân Minh2, Kim Thành Tiếng2, Mai Tuấn Anh3 1 Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh 2 Công ty TNHH Hồng Phát ³Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh *Email: vodinhlong@ Ngày nhận bài: 22/10/2019; Ngày chấp nhận đăng: 12/12/2019 TÓM TẮT Hiện nay, tỉnh Tây Ninh có 74 cơ sở chế biến tinh bột sắn với hơn 30% số cơ sở có quy mô nhỏ. Nước thải sau xử lý từ các hệ thống xử lý nước thải của các cơ sở chế biến tinh bột sắn tại tỉnh thường vượt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thông số tổng N. Từ những năm 1990, việc sử dụng thực vật để xử lý nước thải đã thu hút được nhiều sự quan tâm, nhất là đối với nước thải giàu các chất hữu cơ. Bằng việc bố trí các thí nghiệm vận hành theo mẻ và vận hành liên tục, nhóm nghiên cứu thu được kết quả Tổng N và COD sau xử lý đạt giới hạn cho phép cột A theo QCVN 63:2017/BTNMT khi lượng cây chuối nước (Heliconia psittacorum Sessé) được bố trí với mật độ 20% với thời gian lưu nước 5 ngày. Từ khóa: Tổng nitơ, cây chuối nước, nước thải, tinh bột sắn. 1. MỞ ĐẦU Ngành công nghiệp chế biến tinh bột sắn đang phát triển trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, cả nước có 70 cơ sở chế biến tinh bột sắn có quy mô lớn và trên cơ sở có quy mô vừa và nhỏ [1]. Theo nghiên cứu, diện tích trồng củ sắn hàng năm tại tỉnh Tây Ninh dao động khoảng 40 đến 60 ngàn ha. Bên cạnh đó, các nhà máy trong tỉnh còn nhập khẩu khoảng 3 triệu tấn củ sắn tươi từ Campuchia để chế biến [2]. Chính vì vậy, Tây Ninh đang được xem là tỉnh có nhiều nhà máy chế biến tinh bột sắn (chiếm khoảng 50% sản lượng) của cả nước [3]. Với lưu lượng phát sinh từ 20-38 m3 nước thải trên mỗi tấn sản phẩm được sản xuất ra có thông số tổng N .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN