tailieunhanh - Nhân vật Trần Quốc Tuấn trong tiểu thuyết Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh
Tiểu thuyết Đức Thánh Trần đã tái hiện một cách sinh động, độc đáo, mới lạ về hình tượng nghệ thuật Trần Quốc Tuấn, một trong những vị anh hùng dân tộc ưu tú nhất. Bằng những thủ pháp nghệ thuật độc đáo, Trần Thanh Cảnh đã xây dựng thành công một Đức Thánh Trần với những phẩm chất tiêu biểu của một bậc vĩ nhân, trí tuệ trác tuyệt, dũng khí ngất trời và tột đỉnh của niềm khao khát giao hòa tình ái. Tác phẩm đã thể hiện thành công sự hòa hợp biện chứng của hai “trạng thái” trong đời sống của một người anh hùng. Điều đó khiến cho Đức Thánh Trần trở nên đặc biệt hấp dẫn. | Nhân vật Trần Quốc Tuấn trong tiểu thuyết Đức Thánh Trần của Trần Thanh Cảnh TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 17, Số 1 (2020): 62-72 Vol. 17, No. 1 (2020): 62-72 ISSN: 1859-3100 Website: Bài báo nghiên cứu* NHÂN VẬT TRẦN QUỐC TUẤN TRONG TIỂU THUYẾT ĐỨC THÁNH TRẦN CỦA TRẦN THANH CẢNH Trần Thị Nhật Trường Đại học Sài Gòn Tác giả liên hệ: Trần Thị Nhật – Email: tranthinhatsgu@ Ngày nhận bài: 22-5-2019; ngày nhận bài sửa: 30-6-2019; ngày duyệt đăng: 20-8-2019 TÓM TẮT Tiểu thuyết Đức Thánh Trần đã tái hiện một cách sinh động, độc đáo, mới lạ về hình tượng nghệ thuật Trần Quốc Tuấn, một trong những vị anh hùng dân tộc ưu tú nhất. Bằng những thủ pháp nghệ thuật độc đáo, Trần Thanh Cảnh đã xây dựng thành công một Đức Thánh Trần với những phẩm chất tiêu biểu của một bậc vĩ nhân, trí tuệ trác tuyệt, dũng khí ngất trời và tột đỉnh của niềm khao khát giao hòa tình ái. Tác phẩm đã thể hiện thành công sự hòa hợp biện chứng của hai “trạng thái” trong đời sống của một người anh hùng. Điều đó khiến cho Đức Thánh Trần trở nên đặc biệt hấp dẫn. Từ khóa: tiểu thuyết lịch sử; Trần Quốc Tuấn; Đức Thánh Trần; nhân vật; Trần Thanh Cảnh 1. Đặt vấn đề Sau 1975, đặc biệt là từ 1986, khi luồng gió dân chủ thổi tới địa hạt của văn chương, thì cái nhìn nhiều chiều về hiện thực và con người của nhà văn mới có nhiều điều kiện bộc lộ. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của cái “tôi” cá nhân trong tiểu thuyết nói chung, tiểu thuyết lịch sử nói riêng đã góp phần tạo nên những tác phẩm ấn tượng. Trong bức tranh bề bộn đó, có thể kể đến Tám triều vua Lý và Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải, Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Hội thề của Nguyễn Quang Thân, Gió lửa và Đất trời của Nam Giao, Vạn xuân của Yveline Feray Đặc biệt, tiểu thuyết lịch sử có sự chuyển biến khá đậm nét .
đang nạp các trang xem trước