tailieunhanh - Lí niệm giáo dục thời Minh Trị (1868-1912)

Bài viết sử dụng phương pháp lịch sử nhằm mục đích nghiên cứu sự chuyển biến của lí niệm giáo dục Nhật Bản trong sự vận động, thay đổi của xã hội thời Minh Trị. Ngoài ra, bài viết cũng chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa lí niệm giáo dục với chính sách – tổ chức – hạ tầng giáo dục. Mối quan hệ biện chứng này được cho là nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt các cuộc cải cách giáo dục trong suốt 47 năm thời Minh Trị mỗi khi có sự thay đổi trong lí niệm giáo dục. | Lí niệm giáo dục thời Minh Trị (1868-1912) TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 17, Số 1 (2020): 14-22 Vol. 17, No. 1 (2020): 14-22 ISSN: 1859-3100 Website: Bài báo nghiên cứu* LÍ NIỆM GIÁO DỤC THỜI MINH TRỊ (1868-1912) Trần Thị Thùy Trang Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM Tác giả liên hệ: Trần Thị Thùy Trang – Email: trang@ Ngày nhận bài: 29-9-2019; ngày nhận bài sửa: 03-12-2019; ngày duyệt đăng: 20-12-2019 TÓM TẮT Cải cách Minh Trị là một trong những cuộc cải cách mang tính lịch sử của Nhật Bản. Cuộc cải cách toàn diện từ trên xuống này đã đem đến sự phát triển vượt bậc cho Nhật Bản, giúp Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành quốc gia thuộc địa phương Tây. Một trong những chuỗi cải cách quan trọng, giúp cho cục diện cải cách Minh Trị thành công là cải cách giáo dục. Bài viết này bàn về những chuyển đổi trong tư tưởng giáo dục cốt lõi, định hướng mục tiêu giáo dục mang tầm quốc gia thời Minh Trị (1868-1912). Bài viết sử dụng phương pháp lịch sử nhằm mục đích nghiên cứu sự chuyển biến của lí niệm giáo dục Nhật Bản trong sự vận động, thay đổi của xã hội thời Minh Trị. Ngoài ra, bài viết cũng chỉ ra mối quan hệ biện chứng giữa lí niệm giáo dục với chính sách – tổ chức – hạ tầng giáo dục. Mối quan hệ biện chứng này được cho là nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt các cuộc cải cách giáo dục trong suốt 47 năm thời Minh Trị mỗi khi có sự thay đổi trong lí niệm giáo dục. Từ khóa: lí niệm giáo dục; tư tưởng giáo dục; Minh Trị Duy tân; cải cách giáo dục 1. Khái niệm “lí niệm giáo dục” Theo từ điển Bách khoa quốc tế Britanica1, “lí niệm” (理念) có nguồn gốc từ khái niệm “Idea” của triết gia Platon, có nghĩa là: một tư tưởng cốt lõi, thuần khiết về một sự vật, hiện tượng. Trong tác phẩm Nguyên lí và vấn đề giáo dục, tác giả Ozaki Mugen đã định nghĩa “lí niệm” và “lí niệm .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.